LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hướng dẫn kiểm tra Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính được doanh nghiệp lập và báo cáo theo quy định. Tuy nhiên, người sử dụng BCTC cần kiểm tra xem xét các thông tin đó có đáng tin cậy hay không? Bài viết sau đây Chứng khoán Trí Đức giới thiệu đến bạn đọc một số khía cạnh về việc kiểm tra BCTC.

 1. Sự cần thiết và đối tượng của kiểm tra BCTC

Kiểm tra báo cáo tài chính là công việc bắt buộc trước khi phân tích báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính chỉ có ý nghĩa khi các thông tin phản ánh trên BCTC đảm bảo các yêu cầu: Trung thực, Đầy đủ, Kịp thời. Việc kiểm tra số liệu trên báo cáo tài chính nhằm:

  • Tìm ra các sai sót trên báo cáo tài chính
  • Vi phạm trong chế độ, chính sách quản lý tài chính

Từ đó phát hiện ra các sai sót (do quá trình lập) và các hành vi cố tình gian lận nhằm các mục đích khác nhau.

Do đó, đối tượng của kiểm tra BCTC là tìm ra các sai sót và gian lận. Do đó tính chính xác của BCTC phụ thuộc vào hai yếu tố:

  • Nguồn số liệu để lập báo cáo
  • Kỹ thuật lập bảng biểu của BCTC

Lưu ý: Kiểm tra báo cáo tài chính là công việc khó khăn và phức tạp một cá nhân rất khó để kiểm tra tổng thể BCTC, do đó thông thường việc này được giao cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp là các công ty kiểm toán.

2. Các bước và nội dung Kiểm tra báo cáo tài chính

* Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật lập bảng

  • Kiểm tra mẫu biểu, hình thức thể hiện, cách ghi chép….trong từng báo cáo.
  • Việc chấp hành các chuẩn mực kế toán, tuân thủ chính sách, chế độ tài chính…
  • Trách nhiệm của Ban điều hành và kiểm toán…

* Bước 2: Kiểm tra tính logic và MQH giữa các chỉ tiêu trên cùng một BCTC

  • Đối chiếu sự cân bằng, sự hợp lý giữa các khoản mục
  • Kiểm tra mối quan hệ mật thiết giữa các khoản mục, các chỉ tiêu trên BCTC
  • Kiểm tra mối quan hệ của các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính

* Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của số liệu :

Đây là vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức, giành cho những người trực tiếp làm việc tại đơn vị như kế toán, kiểm toán viên…

Nhà đầu tư có thể tìm điểm bất hợp lý trên các chỉ tiêu để tìm ra điểm gian lận trong báo cáo tài chính của DN

Để kiểm tra tính chính xác của số liệu, các nhà kiểm tra thường sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp chọn mẫu: chọn một số khoản mục đặc trưng để kiểm tra

Phương pháp dựa vào dấu hiệu chỉ dẫn: là các dấu hiệu khả nghi phát sinh từ các tình trạng hoặc nghiệp vụ không bình thường, như:

  • Số dư của một số chỉ tiêu không thay đổi trong suốt thời gian dài (ít)
  • Số dư tiền mặt quá lớn
  • Số phải thu tăng cao nhưng lượng hàng bán ra không thay đổi

Phương pháp phối hợp kiểm tra từ nhiều phía: đối chiếu các nghiệp vụ, các đối tượng, các bút toán khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau như: đối chiếu vật tư mua vào, số xuất dùng, số tồn kho….

Phương pháp kiểm tra hiện vật: Kiểm hiện vật thực tế

Tóm lại: Kiểm tra thường hướng vào các nội dung chủ yếu sau:

  • Kiểm tra việc chấp hành quy định về tài chính
  • Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên cùng một BCTC
  • Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trên các BCTC với nhau
  • Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu.

3. Kiểm tra Bảng cân đối kế toán

* Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của BCĐKT là:

TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

TÀI SẢN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ

  • Cùng 1 chỉ tiêu: giá trị cuối kỳ trước của BCTC này = giá trị đầu kỳ tiếp theo của BCTC khác
  • Số CK = Số ĐK + Tăng trong kỳ - Giảm trong kỳ

Do đó khi kiểm tra bảng cân đối kế toán chúng ta cần đối chiếu sự phù hợp của các chỉ tiêu trên.

  • Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trên BCĐKT với các BCTC khác:

Cùng thời điểm, cùng chỉ tiêu: giá trị trên BCĐKT = giá trị ở các BCTC khác

  • Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu
  • Cách tính nguyên giá TSCĐ
  • Giá thực tế hàng tồn kho: cách xác định giá thu mua và giá xuất kho, cách phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra và hàng còn lại trong kỳ, nội dung chi phí thu mua
  • Đánh giá sản phẩm dở dang: biên bản kiểm kê, phương pháp đánh giá
  • Xuất dùng và phân bổ công cụ, dụng cụ: cách thức phân bổ phụ thuộc vào giá trị phân bổ
  • Kiểm tra các khoản chi phí chờ kết chuyển: CF bán hàng và CF QLDN
  • Kiểm tra chi phí phải trả: CF sửa chữa lớn TSCĐ trong KH, thiệt hại ngừng SX trong KH, tiền lương công nhân thời vụ, lãi vay chưa đến hạn trả…
  • Kiểm tra các khoản thanh toán với nhà cung cấp

4. Kiểm tra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bao gồm các công việc sau

* Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trong BC KQKD:

Chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức tổng quát sau:

  • Tỷ lệ bất hợp lý giữa CFBH và Doanh số
  • Doanh thu tăng giảm đột ngột

* Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trong BC KQKD với các báo cáo khác

  • Cùng thời điểm, cùng chỉ tiêu: giá trị trên BC KQKD = giá trị ở các BCTC khác
  • Cùng 1 chỉ tiêu: giá trị cuối kỳ trước của BC KQKD này = giá trị đầu kỳ tiếp theo của BCTC khác

            Ví dụ:

            - Tổng LN trước thuế trên BCKQKD = LN trước thuế trên BCLCTT

            - Thuế phải nộp trên BC KD = Phải trả thuế trên TMBCTC

* Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh

 ´Kiểm tra chỉ tiêu giảm giá hàng bán:

  • Đối chiếu chứng từ, biên bản kiểm nhận, xử lý, phiếu nhập kho
  • Thuế XK và thuế TTĐB phải nộp: So sánh số lượng hàng và thuế suất, so sánh số tồn đầu & cuối kỳ, kiểm tra tỷ giá

´Kiểm tra chỉ tiêu giá vốn hàng bán:

  • Phương pháp tính giá
  • Đối chiếu với hàng xuất kho
  • Kiểm tra hàng đã thực sự tiêu thụ? (TH gửi bán, hàng bị trả lại)

´Kiểm tra chỉ tiêu chi phí bán hàng: nguyên tắc thận trọng

´Kiểm tra chỉ tiêu chi phí QLDN: Lưu ý định mức

´Kiểm tra các chỉ tiêu khác: chi phí, thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường; thuế thu nhập phải nộp: dựa vào chứng từ và quy định của PL

5. Kiểm tra Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

Kiểm tra thường hướng vào các nội dung chủ yếu sau:

  • Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BC LCTT
  • Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trong BC LCTT với các báo cáo khác
  • Cùng 1 chỉ tiêu: giá trị cuối kỳ trước của BCTC này = giá trị đầu kỳ tiếp theo của BCTC khác
  • Cùng 1 chỉ tiêu, cùng 1 thời điểm trên các BC LCTT phải thồng nhất
  • Ví dụ: thuyết minh Mục VII, 34 (nếu có) giải trình chi tiết các giao dịch không phát sinh bằng tiền ảnh hưởng đến BC LCTT….

 

6. Cách kiểm tra BCTC của nhà đầu tư

Trong thực tiễn Nhà đầu tư thường dựa vào các điểm chủ yếu sau:

  • Kiểm tra việc chấp hành quy định về tài chính
  • Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên cùng một BCTC
  • Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trên các BCTC với nhau
  • Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu => Dựa vào kết quả kiểm toán => Tin tưởng các công ty kiểm toán lớn

Trên đây là một số nội dung về kiểm tra báo cáo tài chính, bạn đọc cần trao đổi thêm có thể để lại comment phía dưới bài viết để trao đổi thêm.

VIEDEO BÀI VIẾT CÁC BẠN XEM TẠI ĐÂY - PHẦN 1 - PHẦN 2 - PHẦN 3

Các bài viết có thể bạn quan tâm

Tags: Báo cáo tài chính, chuẩn mực ké toán, Phân tích báo cáo tài chính;
Tin bài đã đăng
Hướng dẫn phân tích tài chính ngân hàng Thương mại
Chỉ số tài chính Ngân hàng Thương Mại
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của ​Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về định chế tài chính và Ngân hàng thương mại
Một số sai lầm khi đọc Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Hướng dẫn Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Các gian lận báo cáo tài chính phổ biến
Các bước đọc nhanh Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp
Đọc hiểu các Chỉ số tài chính
Hướng dẫn đọc hiểu Thuyết minh Báo cáo tài chính
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp gián tiếp
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Hướng dẫn đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn đọc hiểu Báo có Kết quả kinh doanh
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Báo cáo Tài chính là gì? Tìm hiểu về Báo cáo Tài chính
Tìm hiểu quy định của pháp luật về Kế toán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam Và những kiến thức liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán