LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Bảng kế toán là một trong bốn thành phần quan trọng trong báo cáo tài chính, vậy Bảng cân đối kế toán là gì? Có ý nghĩa gì? Hãy cùng Lớp học Chứng khoán tìm hiểu qua bài viết sau:

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).

2. Đặc điểm của Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm sau:

  • Số liệu trên bảng CĐKT là số dư các khoản mục tại thời điểm lập báo cáo.
  • Bảng CĐKT chỉ phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng.
  • Bảng cân đối kế toán giống như máy chụp lại tình trạng tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp ở một thời điểm đó.

3. Thời điểm lập bảng cân đối kế toán:

Theo yêu cầu chung, bảng cân đối kế toán được lập vào các thời điểm 31/12; 31/3; 30/6; 30/9 hàng năm (theo năm và theo quý);

Ngoài ra với công tác quản trị BCĐKTđược cập nhật liên tục theo thời gian (phút, giờ, ngày… theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

4. Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có các ý nghĩa sau:

  • Thể hiện tổng tài sản và cơ cấu tài sản của DN tại từng thời điểm
  • Bảng cân đối kế toán có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu của tài sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn.
  • Thông qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính, sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp….
  • Căn cứ vào phần tài sản ,các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Căn cứ vào phần nguồn vốn , các đối tượng sử dụng có thể nhận biết về chính sách huy động vốn cũng như mức độ rủi ro(hoặc an toàn) tài chính của doanh nghiệp…..
 

5. Ý nghĩa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

* Tài sản ngắn

  1. Tiền: đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ đến hạn và các chi tiêu thường xuyên của doanh nghiệp
  2. Đầu tư ngắn hạn: dự phòng cho các khoản phát sinh bất ngờ trong hoạt động (khoản này nhỏ hay lớn phụ thuộc kế hoạch và đánh giá rủi ro của DN và thường để ở tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng hoặc công cụ tài chính có thanh khoản cao.
  3. Phải thu: khoản nợ của khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo doanh thu liên tục và ổn định (khoản này không nên cao hơn khoản phải trả, cũng ko nên chiếm tỷ trọng cao trong tài sản)
  4. Hàng tồn kho: Đảm bảo cho hoạt động của DN được diễn ra liên tục.
  5. Tài sản ngắn khác: Đây là các khoản không nằm trong 4 khoản mục trên và không nên chiếm tỷ trọng cao trong bảng cân đối

* Tài sản dài hạn

  1. Tài sản cố định: tài sản có giá trị cao, và thời gia sử dụng trên 1 năm
  2. Đầu tư dài hạn: thể hiện các khoản đầu tư ngoài nghành (đầu tư công ty con, công ty liên kết).
  3. Phải thu dài hạn: khoản phải thu trên 1 năm (nên nhỏ)
  4. Đầu tư dài dở dang: đang trong quá trình xây dựng trên 1 năm
  5. Tài sản dài hạn khác: Đây là các khoản không nằm trong 4 khoản mục trên và không nên chiếm tỷ trọng cao trong bảng cân đối

Lưu ý: DN cần phân bổ đều tất cả các khoản mục theo đặc điểm kinh doanh của đơn vị và không nên thiếu một trong các khoản mục trên.

  • Nếu thiếu tiền ảnh hưởng thanh toán.
  • Thiếu tiền gửi sẽ không có dự phòng.
  • Thiếu phải thu không có doanh thu liên tục.
  • Thiếu hàng tồn kho không đảm bảo cho hoạt liên tục.
  • Thiếu tài sản khác ảnh hưởng đến hoạt động chung…..

Do đó cần cân đối hợp lý các khoản mục => Quản trị tài chính.

Nếu tại một thời điểm nào đó tài sản không đủ 10 khoản mục; hoặc đủ 10 khoản mục nhưng không cân đối; đủ 10 khoản mục, đủ cơ cấu nhưng chất lượng kém, thì doanh nghiệp có thể gặp mất cân đối về tài sản, nhẹ ảnh hưởng đến hiểu quả hoạt động của doanh nghiệp, nặng có thể dẫn tới phá sản.

Mỗi doanh nghiệp những rủi ro riêng, nên tiềm ẩn rủi ro không giống nhau, do đó NĐT nên quan tâm đến khoản mục bất thường

6. Ý nghĩa các khoản mục trong Nguồn vốn

  1. Nợ ngắn: những khoản nợ dưới 1 năm
  2. Nợ dài: những khoản nợ trên 1 năm
  3. Vốn góp CSH: vốn điều lệ
  4. Thặng dư vốn cổ phần: chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phần
  5.  Lợi nhuận giữ lại: khoản lợi nhuận được giữ lại hàng năm

Lưu ý: Doanh nghiệp tốt nên phân bổ đầy đủ và cân đối giữa các khoản mục

  • Thiếu Nợ: ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
  • Thiếu vốn chủ sở hữu: ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về tài chính

Do đó, nhà quản trị cần cân đối hợp lý các khoản phù hợp với đặc điểm của đơn vị để đảm bảo hoạt động cũng như phát huy hiệu quả tối ưu của nguồn vốn.

Trên đây là khái niệm và các vấn đề xoay quanh Bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư cần nắm rõ và hiểu ý nghĩa các khoản mục để có thể triển khai các bước phân tích được hiệu quả nhất. Các bạn còn thắc mắc hãy để lại comment phía dưới hoặc liên hệ Lớp học Chứng khoán để được tư vấn tốt nhất.

Các bài viết có thể bạn quan tâm

Tags: Khóa học chứng khoán online;
Tin bài đã đăng
Hướng dẫn phân tích tài chính ngân hàng Thương mại
Chỉ số tài chính Ngân hàng Thương Mại
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của ​Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về định chế tài chính và Ngân hàng thương mại
Một số sai lầm khi đọc Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Hướng dẫn Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Các gian lận báo cáo tài chính phổ biến
Các bước đọc nhanh Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp
Hướng dẫn kiểm tra Báo cáo tài chính
Đọc hiểu các Chỉ số tài chính
Hướng dẫn đọc hiểu Thuyết minh Báo cáo tài chính
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp gián tiếp
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Hướng dẫn đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn đọc hiểu Báo có Kết quả kinh doanh
Báo cáo Tài chính là gì? Tìm hiểu về Báo cáo Tài chính
Tìm hiểu quy định của pháp luật về Kế toán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam Và những kiến thức liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán