LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Quy định về giao dịch chứng khoán
Ngày T, T+0, T+1, T+2

THANH TOÁN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
NGÀY T VÀ NGÀY T+2

LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Căn cứ pháp lý

2. Nguyên tắc thanh toán

3. Thời gian thanh toán

4. Khái niệm ngày T, T+0, T+1, T+2

5. Chu trình thanh toán cụ thể giao dịch chứng khoán hiện nay

 

1. Căn cứ pháp lý?

Bù  trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.

Để thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch, toàn bộ dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán của các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) được chuyển sang Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sau khi kết thúc phiên giao dịch

Trình tự và thủ tục thanh toán bù trừ chứng khoán được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 211/QĐ-VSD ngày 18/12/2015 của Tổng Giám đốc VSD.

 

2. Nguyên tắc thanh toán

VSD thực hiện thực hiện thanh toán chứng khoán theo hình thức chuyển giao ghi sổ thông qua hệ thống tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký bên mua và bán đồng thời điều chỉnh thông tin sở hữu tài khoản của người đầu tư mua và người đầu tư bán;

Ngân hàng thanh toán (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) thực hiện thanh toán tiền theo kết quả bù trừ tiền của VSD thông qua hệ thống tài khoản tiền của các thành viên lưu ký mở tại Ngân hàng thanh toán.

Thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc: việc chuyển giao chứng khoán tại VSD diễn ra chắc chắn và đồng thời với việc chuyển tiền tại Ngân hàng thanh toán (nguyên tắc DVP - Delivery Versus Payment).

Cơ chế thanh toán giao dịch DVP cho phép các bên tham gia giao dịch loại bỏ được các rủi ro về thanh toán, theo đó, bên mua và bán phải có đủ tiền và chứng khoán để đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán.