HỒI ỨC CỦA MỘT THIÊN TÀI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Cuốc sách “Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán” được xuất bản lần đầu tiên cách đây 70 năm nhưng cuốn sách này vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Cuốn sách đầu tiên viết về một thiên tài đầu tư chứng khoán Jesse Livermore, trong mỗi chương của cuốn sách là một bước đi của Jesse, từ chập chững tiếp cận với thị trường từ khi mới 14 tuổi cho đến khi trở thành cậu bé có tiếng tại các văn phòng cá cược với biệt danh “Cậu bé liều lĩnh” và đến những phi vụ đầu cơ lớn như năm 1907, 1929 tạo nên tiếng tăm lẫy lừng của một huyền thoại về đầu cơ, đến mức người ta đổ thừa cho Jesse là nguyên nhân của vụ sập sàn năm 1929.
Qua từng chương sách, tác giả đã cố gắng ghi lại một cách dễ hiểu nhất các chia sẻ của Jesse trong quá trình đầu tư của mình, những điều được jesse đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm, Tuy Jesse không chỉ thẳng vào từng vấn đề nhưng người đọc sẽ có những cảm nhận sâu sắc qua những thương vụ đầu cơ của ông. Những quy luật của thị trường, những thủ thuật, chiêu trò trong đầu cơ từ cách đây 70 năm vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời nay. Một số quy tắc, quy luật thị trường mà Jesse đã chia sẻ trong cuốn sách gần như sẽ không thay đổi từ thời của ông, cho đến thời đại hiện hiện nay và 1000 năm nữa cũng vẫn không thay đổi, là bởi vì bản chất của con người không thay đổi.
Dưới đây là tóm lược của admin về một số nội dung quan trọng của cuốn sách:
Chương 1- 3: Ghi lại hồi ức khi chập chững vào nghề và trở thành “Cậu bé liều lĩnh” như thế nào?
Chương 4-6: Một số kinh nghiệm chia sẻ:
- Tuyệt đối không nghe theo lời khuyên hoặc những lời rỉ tai trên thị trường và kể cả người thân, mọi thôn tin đều được thể hiện trên đường giá.
- Mua cổ phiếu khi giá tăng và giữ nó cho đến khi bạn cho rằng giá đã tăng quá mức, và để có được cơ sở cho nhận định đó bạn cần quan sát và đánh giá thị trường chung thay vì nghe theo lời khuyên của người khác (hướng dẫn khá chi tiết trong cuốn “How to Trade stock”.
- Cố gắng từ bỏ những khoản 81 cuối cùng hay đầu tiên (không cố gắng để bắt đỉnh, bắt đáy).
- Chờ đợi mà không cảm thấy mất kiên nhẫn, tôi có thể chứng kiến những điều kiện bất lợi trước mắt nhưng không thấy dao động vì tôi biết rằng nó chỉ xảy ra tại một thời điểm nhất định.
- Thói quen ghi lại nhật ký giao dịch, tìm nguyên nhân thất bại hay chiến thắng và đừng bao giờ quên nó.
Chương 7: Phương pháp đi tiền trong đầu tư
- Khi đã đủ cơ sở để tiến hành một thương vụ, bạn tuyệt đối không để hết tiền của mình vào một mức giá, cách đi tiền của Jesse đó là chiến lược Kim tự tháp, ông chia thành 4 đợt tấn công theo các bước:
Bước 1: Bước thăm dò, Jesse mua 20% số lượng theo kế hoạch.
Bước 2: Nếu bước thăm dò cho thấy nhận mình của mình là đúng , ông mua thêm 20% tiếp theo. Nếu giá đi không đúng nhận đinh, phân tích của mình là sai, ông sẽ ngay lập tức cắt lỗ, thoát khỏi vị thế.
Bước 3: Giá tiếp tục đi theo nhận đinh, ông mua thêm 20% nữa và chờ phản ứng giá tại các mốc quan trọng.
Bước 4: Giá đi đúng như kế hoạch, ông mua thêm 40% và hoàn thành kể hoạch
Ông nắm giữa và quan sát thị trường cho đến khi ông thấy rằng giá đã tăng quá mức, khi đó ông sẽ bán ra một nửa hoặc toàn bộ số cổ phiếu mình có.
Lưu ý: Giá các đợt mua sau, luôn cao hơn giá các đợt mua trước.
Chương 8: Bạn cần vào lênh đúng thời điểm
Chờ đợi tín hiệu rõ ràng và vào lệnh đúng thời điểm, sẽ tạo cho bạn một vị thế tốt. Cho dù là trade hay Hold, bạn vẫn cần một điểm vào lệnh tốt.
Lưu ý: Khi cả thị trường đi theo một xu hướng mạnh, mà có một cổ phiếu đi ngược xu hướng hoặc đứng yên, thì cuối cùng nó cũng phải chạy theo xu hướng chung của thị trường.
Chương 9: Lưu ý các mức cản tâm lý
Giá cổ phiếu thường biến động mạnh khi vượt qua được các ngưỡng cản tâm lý như các mức cản chẵn 100,200,300.
Chương 10: Kinh nghiệm qua các thương vụ
- Người ta thường nhanh chóng quên đi những sai lầm thường mắc phải, và để rồi sau đó lại lập lại sai lầm đó.
- Giá cả sẽ đi theo hướng ít gặp cản trở nhất.
- Chiều hướng chuyển động của giá được thiết lập trước khi tin tức được công bố (hiện tượng gom hàng, xả hàng của cổ đông nội bộ).
- Trong một thị trường giao động hẹp thì không nên làm gì ngoài việc theo dõi bảng tin cho đến khi giá tự phá vỡ giới hạn ở bất kỳ chiều hướng nào? (phá cản).
- Đừng tranh cãi với bảng tin (bảng giá) và cũng đừng bao giờ cố gắng tìm hiểu nguyên nhân hay tìm lời giải thích sự biến động của bảng giá, tự nó sẽ chỉ cho bạn.
- Kẻ thù lớn nhất của đầu cơ hay đầu tư xuất phát chính từ bản thân của chúng ta. Hy vọng và sợ hãi là những bản chất không thể tách rời của con người. Một người giao dịch thành công phải chế ngự được hai bản năng sâu kín đó.
Người ta thường Hy vọng khi cổ phiếu đi ngược với phân tích của mình. Và thường sợ hãi để mất khoản lãi mà mình đã đạt được.
Bạn cần làm ngược lại:
Thay vì Hy vọng bạn phải biết Sợ Hãi khi bị thua lỗ
Và Phải biêt Hy Vọng khoản lãi của mình sẽ còn tăng thêm thay vì sợ mất chúng.
Chương 11-13: Những thương vụ đầu cơ lớn
Chương 14: Kinh nghiệm
- Nghiên cứu, quan sát kỹ thị trường trước khi nạp tiền vào giao dịch, chỉ nạp tiền khi thời cơ đã chin muồi.
- Bạn chỉ có thể có cơ hội kiếm tiền khi bạn còn tiền, nếu hết tiền bạn sẽ chẳng thể làm gì cho dù cơ hội là 10/10.
- Lịch sử luôn lặp lại và bản chất của con người là không thay đổi.
- Thị trường sẽ đưa ra các thông điệp báo hiểu kết thúc một xu hướng trong một thời gian đủ dài trước khi nó đảo chiều thực sự, một trong những dấu hiệu đó là những cổ phiếu dẫn đầu, hãy rút lui ngay khi cổ phiếu tóp đầu đi ngược lại xu hướng của thị trường.
- Hãy bán cổ phiếu sau khi giá biến động mạnh mà không phục hồi được ngay sau đó, không nên bán cổ phiếu khi nó đang tăng hết biên độ.
- Sau khi kết thúc một thương vụ hãy chuyển một khoản lãi sang tiết kiệm phòng thủ, một khoản cho gia đình. Một người chỉ có thể tiêu những gì anh ta có.
Chương 15: Không có khoản lãi nào thực sự an toàn khi nó chưa nằm trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Chương 16: Một số thủ thuật đầu cơ
Người đầu cơ thường đẩy giá lên rất cao, để sau đó hạ giá xuống và phân phối cổ phiếu ra công chúng.
Một lần nưa, bạn không được nghe theo những lời khuyên, lời rỉ tai từ những người khác, bạn phải làm việc độc lập trên quan sát của mình.
Chương 17: Điều kiện để là một nhà đầu tư thành công
- Quan sát, kinh nghiệm, ghi nhớ và toán học đó là tất cả những gì một người giao dịch thành công cần sử dụng.
- Quan sát, kinh nghiệm, ghi nhớ tạo lên nhạy bén trong giác quan của họ.
- Cổ phiếu thường hoạt động theo nhóm, cổ phiếu dẫn đầu đi trước thì các cổ phiếu khác có xu hướng sẽ đi theo cổ phiếu dẫn đầu. Trong trường hợp bạn mua một trong các cổ phiếu đầu nghành mà sau đó các cổ phiếu khác không đi theo thì bạn phải bán nó ngay vì bạn đã lựa chọn sai.
- Nếu một cổ phiếu nhỏ không đi theo xu hướng của nhóm nghành thì cần xem xét kỹ vì có thể cổ đông nội bộ đang bán nó ra. Và bảng tin luôn đưa ra tín hiệu để bạn biết được việc đó.
- Khi một khối lượng lớn cổ phần được bán ra, làm cho giá giảm, nhưng giá phục hồi ngay sau đó thì đó là dấu hiệu của một xu thế tăng mạnh và ngược lại.
Chương 18: Lịch sử luôn lập lại trên thị trường phố Wall.
Chương 19: Con người sẽ tiếp tục phạm phải những sai lầm mà họ đã phạm phải trong quá khứ.
Chương 20-24: Thủ thuật thao túng thị trường
Trên đây là một số tóm lược nội dung của cuốn sách, đối với các bạn đã có kinh nghiệm đầu tư thì có thể thấy được ngay sự đúng đắn của nó, một số thì chưa thể, và trên thực tế thị trường đang diễn ra thì không phải ai cũng có thể áp dụng được các kinh nghiệm đó, chúng ta vẫn cần luyện tập, quan sát, rút kinh nghiệm và ghi nhớ thật kỹ đừng bao giờ quên. Để hiểu hơn phương thức đầu tư của Jesse các bạn có thể đọc thêm cuốn sách do chính ông viêt “How To Trade Stock” và cuốn “Chết vì chứng khoán”. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Nguốn: Sưu tầm