Cách đọc bảng giá chứng khoán
Sau khi làm quen với bảng giá chứng khoán (bảng giá), chúng ta đã biết bảng giá thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường. Khi nhà đầu tư (NĐT) thực hiện giao dịch đều cần quan sát thông tin đang hiển thị trên bảng giá. Bên cạnh đó bảng giá còn cung cấp những thông tin tổng quan về thị trường giúp NĐT có thể nhận định được xu thế của thị trường.
Khi thị trường có xu hướng thì phần lớn các mã cổ phiếu biến động cùng với xu hướng của thị trường. Khi thị trường chung xu hướng tăng giá, đa số các mã cổ phiếu cũng sẽ tăng; và ngược lại, khi thị trường chung giảm, đa số các mã cổ phiếu sẽ giảm.
Để có thể nhận định được xu thế thị trường, NĐT cần quan sát sự biến động của môt số điểm sau:
Nội dung vieo xem TẠI ĐÂY
1. Sự biến động của chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán (chỉ số) đại diện cho đại đa số cổ phiếu nằm trong bộ chỉ số. Do đó khi quan sát cần quan tâm đến:
+ Số điểm tăng/ giảm so với phiên trước
+ Mức độ thay đổi có lớn (%) tương ứng
+ Mức biến động mạnh hay yếu so với các phiên trước.
Mức biến động của chỉ số thể hiện sự biến động của thị trường chung.
+ Chỉ số biến động ít có thể nói thị trường đi ngang
+ Chỉ số biến động mạnh khi đó thị trường chung tăng/hoặc giảm mạnh
Thế nào là biến động mạnh hay yếu điều này phụ thuộc vào từng giai đoạn của thị trường, thông thường mức biến động nhỏ hơn +/-0,5% điểm và ngược lại lớn hơn được coi là biến động mạnh.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì VN-Index được sử dụng phổ biến và có tính đại diện nhất. Bởi các mã chứng khoán trên sàn HOSE có mức vốn hóa lớn và thu hút nhiều ánh mắt của nhà đầu tư. Tiếp đến là VN30, HNX.
2. Số mã tăng, giảm hay còn gọi là độ rộng thị trường
Quan sát độ rộng của thị trường, NĐT có thể nhận định tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ, hay đà lan tỏa tăng trên diện rộng hoặc chưa rõ nét
+ Khi độ hẹp, tức số mã tăng, giảm cân bằng nhau với chỉ số biến động nhỏ cho thấy tâm lý NĐT ổn định.
+ Khi độ rộng thị trường lớn, tức số mã tăng, giảm có sự chênh lệch lớn khi đó:
- Tâm lý NĐT được coi là bi quan khi chỉ số giảm mạnh và số mã giảm > mã tăng
- Tâm lý NĐT được coi là hưng phấn khi chỉ số tăng mạnh vàsố mã tăng > giảm.
* Trường hợp đặc biệt:
- Nếu số mã tăng giá ít hơn nhiều so với mã giảm, nhưng điểm số thị trường lại tăng giá, khi đó có hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng”. Tức là chỉ số tăng bởi một số mã vốn hóa lớn. Thị trường chung lúc này chưa thể coi là lạc quan.
- Nếu số lượng mã tăng giá nhiều hơn số mã giảm giá, nhưng điểm số thị trường giảm. Thị trường chung lúc này có thể coi là lạc quan, vì chỉ số giảm điểm ở một số cổ phiếu trụ, còn lại cổ phiếu tầm trung và nhỏ lại tăng tốt.
3. Khối lượng và giá trị giao dịch
Khối lượng và giá trị giao dịch (gọi chung là khối lượng) được coi là chỉ số sức mạnh của thị trường, kết hợp chỉ số chứng khoán và độ rộng của thị trường có thể nhận định xu hướng một cách đầy đủ hơn.
+ Khi chỉ số tăng mạnh, kèm theo khối lượng tăng,số mã tăng lớn hơn nhiều số mã giảm thể hiện tâm lý NĐT rất hưng phấn.
+ Khi chỉ số giảm mạnh, kèm theo khối lượng tăng, số mã giảm lớn hơn nhiều số mã tăng thể hiện tâm lý NĐT rất bi quan.
+ Trường hợp đặc biệt:
- Chỉ số tăng kèm theo khối lượng giảm, độ rộng thị trường hẹp khi đó xuất hiện thuật ngữ thị trường tăng trong nghi ngờ, tâm lý NĐT chưa thật sự tốt.
- Chỉ số giảm, kèm theo khối lượng giảm, đô rộng thị trường hẹp khi đó thị trường vào giai đoạn quá bán, tức tâm lý NĐT không quá bi quan.
4. Sự biện động của từng nghành
Chỉ số chứng khoán phản ánh sự biến động của đa số cổ phiếu trong rổ.
Tuy nhiên chúng ta cần phân tích chi tiết hơn sự biến động theo nghành hay nhóm cổ phiếu để thấy được sự biến động của chỉ số chịu sự tác động bởi nhóm cổ phiếu nghành nào?
Từ đó chúng ta biết được nghành nào đang tích cực, nghành tiêu cực, xu hướng dòng tiền của NĐT đang tập trung vào đâu, từ đó có kế hoạch giao dịch hợp lý nhất.
5. Top các cổ phiếu tác động đến chỉ số
Đối với bộ chỉ số Vnindex được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, mà không giới hạn tỷ lệ vốn hóa, do đó chỉ số thường bị tác động bới một số cổ phiếu có vốn hóa lớn. Do đó cần quan sát sự tác động của các cổ phiếu này để đánh giá đúng thực chất sự biến động của thị trường.
Tránh trường hợp chỉ số tăng do kéo các cổ phiếu trụ, dẫn đến tình trạng xanh vỏ đỏ long, tâm lý nhà đâu tư vẫn bi quan nhưng chỉ số tại xanh.
6. Giao dịch của NĐTNN
Đây là thông tin rất quan trọng mà bạn cần quan sát trên bảng giá.
Ở một thị trường nhỏ như Việt Nam, dòng tiền từ NĐTNN ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cổ phiếu. Vì thế bạn nên chú ý đến hoạt động mua/bán của NĐTNN đối với cổ phiếu mà bạn đang quan sát hoặc nắm giữ.
Nếu bạn thấy cổ phiếu đó được NĐTNN mua vào với khối lượng lớn liên tục trong nhiều ngày, có vẻ đó là 1 dấu hiệu tích cực. Ngược lại, nếu NĐTNN liên tục bán, hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ xem điều gì đang xảy ra.
7. Giao dịch thỏa thuận
Giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn thường làm sai lệch khối lượng giao dịch trên bảng giá, vì vậy cần xem thêm khối lượng giao dịch thỏa thuận để loại trừ những giao dịch lớn không mang tính đại diện cho thị trường.
Trên đây là cách đọc và phân tích dữ liệu trên bảng giá chứng khoán, hy vọng phần nào đáp ứng được yêu cầu của các bạn. Chúc các bạn sớm bắt nhịp được với thị trường chứng khoán.
————————————————
Các bài viết có thể bạn quan tâm:
Cách xác định số bước giá của chứng khoán
Giá tham chiếu và cách xác định
Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá chứng khoán
—————————————————————
Lớp học chứng khoán
—————————————————————