LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Kiến thức Phân tích kỹ thuật
Mô hình nến nhật hay Candletick là gì?

Mô hình nến nhật hay Candletick là gì?

Mô hình nến nhật hay còn gọi là mô hình Candletick là công cụ cơ bản của Phân tích kỹ thuật. Vậy Candletick là gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng Lớp học chứng khoán tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

1. Nguồn gốc hình thành mô hình nến nhật

Theo các tài liệu ghi chép thì Quy tắc, chiến thuật nến có nguồn gốc từ chiến lược quân sự của Nhật bản.

Khoảng thời gian năm 1500 – 1600, Nhật bản là nước thường xuyên diễn ra nội chiến và cuối cùng đã thống nhất dưới sự chỉ đạo tài ba của các tướng: Nobunaga Oda, Hideyoshi Toyotomi và Leyasu Tokugawa. 

Một trong chiến lược quân sự nổi tiếng trong thời kỳ đó là chiến thuật nến được sử dụng rộng rãi trong quân đội Nhật qua nhiều thế kỷ. 

Các thuật ngữ nến gắn liền chiến tranh như: ba chú lính, bia mộ, người treo cổ…là các thuật ngữ được sử dụng phố biến trong phân tích kỹ thuật như ngày nay.

Nguyên tắc của mô hình nến đã được một thương nhân của tướng Hideyodhi Toyotomi (một trong 3 tướng lĩnh lúc bấy giờ) có tên Yodoya Keian áp dụng vào kinh doanh gạo và đã trở thành người buôn gạo nổi tiếng  tại Osaka.

Mô hình nến nhật 1

Nhưng người được coi là cha đẻ của các mô hình nến nhật là Munehisa Homma (sinh năm 1724), một ông chủ kinh doanh gạo ở thành phố Sakata. 

Vào năm 1750 Munehisa Homma tham gia giao dịch với Trung tâm mua bán gạo lớn nhất Nhật Bản (ở Osaka).

Trong quá trình giao dịch tại Osaka Munehisa Homma đã nghiên cứu tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường thông qua phân tích dữ liệu của giá gạo trong quá khứ để thiết lập hệ thống giao dịch riêng cho mình.

Với hệ thống của riêng mình, ông đã thống lĩnh thị trường gạo tại Osaka, sau đó ông tham gia giao dịch với thị trường gạo tại Edo (bây giờ là Tokyo). Tại đây ông liên tiếp giành được thắng lợi lớn và tích lũy được một tài sản khổng lồ và sau đó trở thành cố vấn của Chính phủ được phong tước vị Samurai.

Kỹ thuật Phân tích biểu đồ nến chính thức được thừa nhận trong cuốn sách “tâm lý thị trường” của Munehisa Homma công bố vào năm 1755. Ông tuyên bố rằng khía cạnh tâm lý của thị trường là rất quan trọng đối với thành công giao dịch và cảm xúc của thương nhân có ảnh hưởng đáng kể đến giá gạo. “Phân tích kỹ thuật biểu đồ nến là công cụ cần thiết trong các giao dịch mua bán gạo”.

Mô hình nến nhật 2

Năm 1987 (277 năm sau khi người nhật phát minh ra mô hình nến), Steve Nison người mỹ đã vô tình phát hiện ra mô hình này nhờ quen biết một nhà môi giới người nhật, khi thấy nhà môi giới này sử dụng biểu đồ nến để phân tích thị trường.

Như vậy sau gần 300 năm, một người phương tây “phát hiện” bí mật kỹ thuật này và ông gọi nó là “Nến Nhật”. (Vì mô hình giống cây nến và của người nhật). Từ đó Steve đã đi sâu học hỏi, tìm kiếm các tài liệu và học trực tiếp từ người nhật. 

Đến năm 1989 Steve Nison bắt đầu viết các bài báo giới thiệu về biểu đồ nến. Steve Nison được gọi là Mr.Candlestick. 

Sau đó Nison hệ thống lại và viết cuốn sách đầu tiền về biểu đồ nến ngoài Nhật bản, có tên “Japanese Candlestick Charting Techniques”. Tiếp theo đó là sự ra đời của nhiều cuốn sách nổi tiếng như: Beyond Candlesticks, The Candlestick Course…

Tuy nhiên trong cuốn Beyond Candlesticks, Nison nói, “Dựa vào nghiên cứu của tôi, khó có khả năng rằng Homma đã dùng biểu đồ hình nến này. Như sẽ được trình bày sau này, khi tôi nói về sự tiến hóa của những biểu đồ hình nến, dường như rằng những biểu đồ hình nến đã được phát triển trong thời gian đầu của thời kì Minh Trị ở Nhật Bản“

Như vậy ai là cha đẻ của mô hình nến vẫn là dấu hỏi?, tuy nhiên dựa vào các thuật ngữ của các mô hình nến thì có thể mô hình nến xuất phát từ chiến thuật quân sự là có cơ sở?

Mô hình nến nhật 3

2. Cấu tạo của nến mô hình nến Nhật Candlestick

Cấu tạo của cây nến gồm: thân nến và râu nến, được xác định bởi các mức giá: mở cửa, cao nhất, thấp nhất, và đóng cửa. Trong đó:

  • Thân nến: hình trụ, được hình thành bởi giá mở cửa và đóng cửa
  • Nếu giá mở cửa < Giá đóng cửa,  thị trường tăng giá -> hình thành cây nến tăng giá được quy ước có màu xanh hoặc trắng
  • Nếu giá mở cửa > Giá đóng cửa, thị trường giảm giá -> hình thành cây nến giảm giá, quy ước có màu đỏ hoặc đen
  • Râu nến (bóng nến) gồm:
  • Bóng nến trên: được hình thành bởi giá cao nhất và cạnh trên của thân nến
  • Bóng nến dưới được hình thành bởi giá thấp nhất và cạnh dưới của thân nến

Mô hình nến nhật 4

3. Nguyên tắc biểu diễn của đồ thị mô hình nến Nhật

Nến là một biểu đồ giá thể hiện mối quan hệ giữa giá Giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, giá đóng cửa trong cùng một phiên giao dịch. 

Phiên giao dịch được xác đinh theo thời gian: phút, giờ, ngày, tháng, năm….

Biểu đồ đường giá được hình thành bởi các cây nến nối tiếp nhau theo thứ tự thời gian trong cùng một khung giao dịch.

Mô hình nến nhật 5

4. Phân tích biểu đồ nến (Candlestick chart)

Nguyên tắc chung:

Biểu đồ nến thể hiện mối quan hệ giữa giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất trong cùng phiên giao dịch. Qua đó nó cũng cho thấy tâm lý thị trường trong khoảng thời gian hình thành. 

Cây nến mô tả lại diễn biến cuộc chiến giữa bên mua và bên bán. Nếu bên mua thắng thế, chiếm quyền kiểm soát, nến sẽ tăng và ngược lại, nếu phe bán chiếm ưu thế, nến sẽ giảm.

Sự biến động của giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất trong các phiên giao dịch, sẽ hình thành lên các cây nến khác nhau. Do đó Chúng ta sẽ so sánh sự thay đổi giữa các cây nến để thấy được diễn biến của thị trường.

Do vậy trong kỹ thuật phân tích biểu đồ nến chúng ta sẽ phân tích kết cấu của từng cây nến, so sánh sự thay đổi liên hoàn của nến và sự thay đổi của tổ hợp 2,3,4,5 cây nến liên tiếp để thấy được diễn biến của thị trường.

Mô hình nền nhật 7

Kỹ thuật phân tích đồ thị mô hình nến Nhật:

Như đã nói ở trên trong kỹ thuật phân tích biểu đồ nến chúng ta sẽ phân tích kết cấu của từng cây nến, so sánh sự thay đổi liên hoàn của nến để thấy được diễn biến của thị trường. Và khi phân tích kết cấu của nến chúng ta sẽ tập trung phân tích các yếu tố sau:

  • Kích thước của thân nến
  • Kích thước của bóng nến
  • Vị trí của thân nến
  • Mối quan hệ giữa bóng nến và thân nến
  • Sự kết kết hợp của tổ hợp các cây nến liên tiếp

Phân tích Kích thước của thân nến

Kích thước thân nến cho biết diễn biến giá khi đóng cửa so với khi mở cửa đồng thời nó thể hiện diễn biến xu hướng tâm lý thị trường.

  • Khi thấy thân nến dài thì nến đó thể hiện lực mua hoặc bán mạnh. Thân càng dài thì cường độ lực mua và bán càng cao
  • Nếu kích thước của các thân nến tăng lên trong một khoảng thời gian, thì giá sẽ có xu hướng tăng tốc. Lúc này, một xu hướng mới được hình thành. 
  • Nến càng dài thì lực của 2 phe càng mạnh, trong khí đó, nếu thân nến ngắn thể hiện lực mua hoặc bán yếu đi.
  • Khi kích thước của thân nến co lại, điều này có thể có nghĩa là một xu hướng thịnh hành sẽ chấm dứt. Nguyên nhân là do tỷ lệ sức mạnh ngày càng cân bằng giữa người mua và người bán.
  • Thân nến không đổi xác nhận xu hướng ổn định. 

Nếu thị trường đột nhiên chuyển từ nến tăng dài sang nến giảm dài, nó cho thấy sự thay đổi đột ngột trong xu hướng. Đồng thời, điều này cũng báo hiệu lực của thị trường đang bị tác động mạnh mẽ.

Mô hình nền nhật 8

Phân tích kích thước của bóng nến

Trong cách đọc biểu đồ nến, việc quan sát độ dài của bóng nến giúp xác định độ biến động của giá. Tức là toàn bộ phạm vi biến động giá. 

Đặc điểm của phân tích bóng nến:

  • Bóng dài cả hai chiều có thể là một dấu hiệu của sự không chắc chắn.  Bởi vì điều đó có nghĩa là người mua và người bán đang cạnh tranh mạnh mẽ. Nhưng cho đến thời điểm quan sát, cả hai bên đều không thể chiếm thế thượng phong.
  • Bóng ngắn cho thấy một thị trường ổn định với ít bất ổn. 
  • Khi thị trường có xu hướng ổn định, di chuyển nhanh theo một hướng thường hiển thị bằng những nến chỉ có bóng nhỏ. Đó là do một bên của người chơi thị trường thống trị quá trình cạnh tranh.
  • Khi bóng nến dài lệch hẳn một bên cho thấy sự chiếm ưu thế trở lại của bên mua hoặc bên bán sau một giai đoạn bị đè nén.

Chúng ta thường có thể thấy rằng độ dài của bóng nến tăng lên sau các giai đoạn xu hướng dài. Biến động này cho thấy cuộc chiến giữa người mua và người bán đang ngày càng gay gắt. Và tỷ lệ sức mạnh không còn là một chiều như trong xu hướng.

Mô hình nền nhật 9

Phân tích vị trí của thân nến

Một yếu tố khác bạn cũng cần phân tích khi đọc biểu đồ nến. Chính là vị trí của thân nến trên biểu đồ. Cụ thể, chúng ta có thể phân biệt giữa các trường hợp sau:

Nếu bạn chỉ thấy bóng nhô ra ở một bên và thân nến nằm ở phía đối diện, thì trường hợp này được gọi là pinbar – đuôi nến. Điều này thấy rằng mặc dù giá đã cố gắng di chuyển theo một hướng nhất định, nhưng hành động của những người chơi trên thị trường đã đẩy mạnh giá theo hướng khác. Pinbar thường dùng như một dấu hiệu đảo chiều hoặc củng cố xu hướng.

  • Khi đọc biểu đồ nến, nếu Pinbar của nến tăng hướng xuống gần mức hỗ trợ, báo hiệu “người mua tăng”. Từ đó báo giá sẽ tăng.
  • Khi pinbar của nến giảm hướng lên trên về phía mức kháng cự, báo hiệu “người bán tăng”. Lúc này, giá thường sẽ giảm. 
  • Nến đảo chiều mạnh mẽ sẽ có pinbar lớn hơn nhiều so với cơ thể. Nó có phần mũi rất nhỏ, hoặc đơn giản là không có mũi nào cả.

Mô hình nền nhật 10

Mối quan hệ giữa bóng nến và thân nến trong cách đọc biểu đồ nến hiệu quả

Cách đọc biểu đồ nến hiệu quả còn là cách hiểu rõ hơn về biến động giá và hành vi thị trường. Nó thể hiện qua mối quan hệ giữa bóng nến và thân nến. Các yếu tố quan trọng cần quan tâm gồm có:

  • Trong một xu hướng mạnh mẽ, các thân nến thường dài hơn đáng kể so với bóng. Xu hướng càng mạnh, giá càng đẩy theo hướng xu hướng. 
  • Trong xu hướng tăng mạnh, nến thường đóng gần mức cao của thân nến. Do đó, không để lại bóng nến hoặc chỉ có một bóng nhỏ.
  • Khi xu hướng chậm lại, tỷ lệ thay đổi và bóng trở nên dài hơn so với các thân nến.
  • Các pha của Sideways và các bước ngoặt thường được thể hiện bởi các chân nến có bóng dài và chỉ có thân ngắn. Điều này có nghĩa là có sự cân bằng tương đối giữa người mua và người bán. Đồng thời, nó cũng không chắc chắn về hướng di chuyển giá tiếp theo.

5. Ưu điểm, nhược điểm của đồ thị mô hình nến nhật (Candlestick chart)

Ưu điểm:

  • Mô hình nến Nhật thể hiện hành động giá, nến Nhật trực quan nổi bật, dễ nhìn, dễ diễn giải và dễ phân tích. Mô hình nến Nhật có thể kết hợp với nhiều công cụ chỉ báo kỹ thuật khác.
  • Biểu đồ nến cho tín hiệu khá chính xác thời điểm đảo chiều của xu hướng giá.
  • Tín hiệu mà biểu đồ nến đưa ra khá sớm giúp người phân tích nhìn nhận các thời điểm xoay chiều của giá vượt trội hơn so với các chỉ báo kỹ thuật. 
  • Mô hình nến áp dụng được với rất nhiều các khung thời gian (phút, giờ, ngày, tuần, tháng) là công cụ hỗ phụ hợp với cả nhà đầu cơ lẫn nhà đầu tư. Giao dịch ngắn hay trung dài hạn chỉ khác nhau ở chỗ thay đổi khung thời gian cho phù hợp với chiến lược mà mình lựa chọn. 
  • Tuy nhiên Phải biết linh hoạt trong các tình huống phân tích để mang lại độ chính xác cao nhất, do phân tích kỹ thuật là nghệ thuật hơn là một môn khoa học chính xác.

Mô hình nền nhật 11

Nhược điểm:

  • Biểu đồ nến không xác định được trước các mục tiêu mà giá sẽ hướng đến. Chỉ khi nào mẫu hình nến đảo chiều thì khi đó chúng ta mới có cơ sở để cho rằng xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm đang dần kết thúc..
  • Biểu đồ nến không cho biết trước thời gian đảo chiều.
  • Nhược điểm lớn nhất của biểu đồ nến là không phân tích được các mã cổ phiếu có tính kém thanh khoản. Thông thường các cổ phiếu kém thanh khoản thường đi kèm với diễn biến giá có giao động hẹp, khoảng cách giữa các loại giá không lớn.
  • Dễ bị thao túng đối với thị trường non trẻ và các cổ phiếu riêng lẻ.
  • Ngoài ra hiệu quả thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của người sử dụng. Vì đọc nến là một nghệ thuật.

Trên đây là tổng quan về mô hình nến nhật (candletick), các bạn cần tìm hiểu kỹ các mẫu hình nến đảo chiều để có thể mang lại kết quả tốt trong giao dịch. Chúc các bạn giao dịch thành công. 

Tags: Nến nhật, Candlesticks, mô hình nến nhật, Phân tích kỹ thuật, khóa học phân tích kỹ thuật;
Tin bài đã đăng
Dãy số Fibonacci là gì và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật?
Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline
Kháng cự, Hỗ trợ và cách xác định
Mục tiêu của Phân tích biểu đồ giá là gì?
Biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật
Khái niệm Phân tích kỹ thuật
Nguồn gốc hình thành nến nhật
MACD - CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT
BOLLINGER BANDS - DẢI BOLLINGER
CANDLESTICK Khái niệm cơ bản và các mô hình nến thường gặp
Lý thuyết Dow nền tảng của phân tích kỹ thuật
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0985218356
Zalo: 0985218356
Nhóm zalo Hội viên đồng hành
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Hệ thống kiến thức chứng khoán cơ bản giành cho người mới (F0)
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
Khóa học Đầu tư chứng khoán
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0985218356, Zalo/skype: 0985218356
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán