TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI THUẾ VÀ PHÍ TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Căn cứ pháp lý?
Các loại thuế trong đầu tư và giao dich chứng khoán áp dụng với Doanh nghiệp
Các loại thuế trong đầu tư và giao dịch chứng khoán áp dụng cho cá nhân
Thuế phải nộp trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu
1. Căn cứ pháp lý
Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn
Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn
2. Thuế áp dụng đối với Tổ chức và quỹ đầu tư
Tổ chức và quỹ đầu tư: Chịu thuế TNDN cho hoạt động đầu tư chứng khoán, theo quy định tại Luật thuế TNDN, cụ thể:
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
2. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
3. Ngày 11/12/2014 QH Ban hành văn bản hợp nhất Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH;
Nghị định Số: 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp
Thông tư số : Số: 11/VBHN-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 218…..
Một số vấn đề chính cần chú ý:
Thu nhập chịu thuế của Doanh nghiệp bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
Chuyển nhượng quyền góp vốn;
Thu nhập cổ tức từ vốn đầu tư….
Mức thuế thu nhập: 20-22%/thu nhập chịu thuế (lãi).
Thời điểm nộp thuế kết thúc năm tài chính
Thời điểm tính thuế: hoàn thành giao dịch chuyển nhượng.
Lưu ý: Khi phát sinh giao dịch, công ty chứng khoán tạm thu thuế DN ở mức 0.1%/GTGD (áp dụng cho bên bán, không áp dụng cho bên mua). Hết năm tài chính Tổ chức, Quỹ sẽ thực hiện Quyết toán thuế với cơ quan thuế (nếu lãi, sẽ phải đóng thuế trên mức lãi. Còn lỗ thì không phải nộp thuế, nếu đã bị tạm thu thì được hoàn thuế).
3. Thuế áp dụng đối với cá nhân giao dịch và đầu tư chứng khoán
Cá nhân tham gia đầu tư và giao dịch chứng khoán sẽ phải chịu thuế TNCN
Thu nhập các nhân xuất phát từ:
+ Cổ tức nhận được từ vốn đầu tư
+ Thu nhập có được từ chuyển nhượng cổ phần (hay vốn) – Chính là chênh lệch giá.
Cơ sở pháp lý:
Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;
Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Văn bản hợp nhất Luật thuế Thu nhập cá nhân ngày 11/12/2014 của Quốc Hội
4.NĐsố 65/2013/NĐCP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của CP quy định chi tiết một sốĐiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thunhập cá nhân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013
Thông tư số: 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 65….
* Thuế áp dụng đối với thu nhập từ vốn đầu tư
Quy định tại Điều 10, Thông tư: 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
Một số điểm cần lưu ý:
* Thu nhập chịu thuế từ chứng khoán:
+ Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
+ Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán
+ Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu
+ Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
* Thuế suất: 5%/TNCT
* Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế: thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
* Cách tính thuế = Thu nhập tính thuế X 5%
Hình thức nộp thuế: DN trả cổ tức sẽ trích và nộp thuế thay nhà đầu tư (thu hộ)
VD: VNM trả cổ tức bằng tiền là 20%. Bạn có 1000 CP, khi đó số tiền cổ tức bạn nhận được = 1000*2000 = 2000.000 đồng. Số thuế phải nộp = 2tr*5% = 100.000 đồng
VNM trích luôn 100.000 đồng để nộp thuế
Số tiền cổ tức bạn nhận được = 2.000.000 – 100.000 = 1.900.000 đồng
3.2. Thuế áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Quy định tại Điều 11 – Thông tư: 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
+ Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
+ Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua và các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng.
Mức thuế suất: Áp dụng 2 hình thức:
Áp dụng thuế suất 20%/Thu nhập chịu thuế cho năm tài chính (Đăng ký và quyết toán thuế)
Áp dụng thuế suất 0,1%/Giá trị chuyển nhượng
Lưu y: Dù áp dụng hình thức nào, thì khi bạn bán chứng khoán công ty chứng khoán sẽ tạm trích ngay 0.,1% thuế thu nhập cá nhân/GTGD để nộp cho cơ quan thuế (đến cuối năm nếu bạn đầu tư lỗ lên cơ quan thuế để quyết toán và hoàn thuế).
Nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%.
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
Cách tính thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Khi quyết toán thuế, cá nhân áp dụng thuế suất 20% được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế.
Lưu ý: Khi giao dịch qua sở công ty chứng khoán sẽ tạm thu ngay khoản thuế này.
* Thuế thu nhập cá nhân trong giao dịch (chuyển nhượng) chứng khoán
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần. Cách tính thuế phải nộp như sau:
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết: Là thời điểm TTGDCK hoặc SGDCK công bố giá thực hiện.
+ Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán: Là thời điểm TTGDCK công bố giá thực hiện.
+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên: Là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán.
Lấy ví dụ: Bán 1000 CP VNM giá 100.000đ/cp, GTCN = 1000*100.000 = 100.000.000 đồng
TTNCN = 100.000.000 đồng * 0.1% = 100.000 đồng
4. Thuế áp dụng đối với nhận cổ tức bằng cổ phiếu
Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
1) Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (×) với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.
2) Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này.
Ví dụ 12: Ông K là CĐ của cty CP X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm 2011, ông K được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng). Tháng 2/2014, Ông K chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của công ty X với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 8/2014, ông K chuyển nhượng 7.000 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.
Khi chuyển nhượng ông K phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
* Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2014
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng
- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
(2.000 CP × 30.000 đồng) × 0,1% = 600.000 đồng
* Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2014
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(3.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.500.000 đồng
- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
(7.000 CP × 20.000 đồng) × 0,1% = 140.000 đồng
XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
—————————————————————
CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:
- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí, TẠI ĐÂY
- Khóa học đầu tư chứng khoán, TẠI ĐÂY
- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, giao dịch phái sinh, TẠI ĐÂY
—————————————————————
Lớp học chứng khoán
—————————————————————