LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Quy định về giao dịch chứng khoán
Tìm hiểu về phí giao dịch trong đầu tư chứng khoán

TÌM HIỂU VỀ PHÍ GIAO DỊCH
TRONG CHỨNG KHOÁN

LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN

NỘI DUNG BÀI HỌC

Căn cứ pháp lý?

Phí trong chứng khoán đối với Cá nhân

Phí giao dịch chứng khoán và nguyên tắc tính phí

Phí giao dịch là công cụ cạnh tranh của các Công ty chứng khoán

Biểu phí dịch vụ của các công ty chứng khoán hiện nay            

Phí giao dịch và nhân viên môi giới

Phí giao dịch của sở giao dịch chứng khoán

 

1. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 128/2018/TT-BTC, Ngày 27/12/2018, quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thông tư số: 127/2018/TT-BTC Quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

Biểu phí của các công ty chứng khoán

 

2. Phí giao dịch chứng khoán đối với Nhà đầu tư cá nhân

Đối với nhà đầu tư cá nhân khi giao dịch chứng khoán thường gặp phải các loại phí sau:

Phí giao dịch – Nhiều nhất

Phí lưu ký

Phí thanh toán

Các loại phí khác: phí sử dụng margin, phí tư vấn…

Lưu ý: Phí là số tiền phải trả khi sử dụng các dịch vụ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ.

 

3. Phí giao dịch và nguyên tắc tính phí

Phí giao dịch: là chi phí mà bạn phải trả khi mua hoặc bán chứng khoán. Phí này do Công ty Chứng khoán thu của khách trên cơ sở làm dịch vụ trung gian để hỗ trợ khách hàng thực hiện thành công các giao dịch chứng khoán.

Phí này thường được gọi là Phí Môi giới Chứng khoán (Brocker) – Đây là một trong các khoản thu nhập từ dịch vụ của công ty chứng khoán.

Đây là khoản chi phí chủ yếu trong giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

Một số lưu ý:

+ Thời điểm tính phí: ngay khi đặt lệnh giao dịch và được trừ khi giao dịch thành công

+ Phí thu cả chiều mua và chiều bán

+ Loại phí này thu trên cơ sở % Giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng.

+ Phí GD được tạm trừ ngay khi đặt lệnh và thực sự trừ khi khớp lệnh (VD)

Ví dụ:

1. Giả sử bạn mua 1000 Cổ phiếu VNM, với mức giá là 100 nghìn đồng/cổ phiếu, phí giao dịch công ty ck đang áp dụng là 0,25% (thông thường từ 0,15 – 0,4%)

Số tiền phải bỏ ra = 1000 cổ phiếu * 100 nghìn đồng = 100 triệu đồng

Phí giao dịch mua thành công 1000 CP VNM = 100 trđồng * 0.25% = 250 nghìn đồng.

 

2. Giả sử giá cổ phiếu VNM lên 105 nghìn đồng, bạn quyết định bán ra,

Khi đó số tiền thu về = 1000*105 nghìn đồng = 105 triệu đồng

Phí giao dịch cho giao dịch bán ra = 105 triệu đồng * 0.25% = 262.500 đồng.

Cả mua và bán phí GD phải chịu = 250.000 + 262.500 = 512.500 đồng.

Công ty chứng khoán thu phí trên Tổng giá trị giao dịch (M) trong phiên (cả mua và bán), đây là cơ sở để bạn được áp dụng Mức phí là bao nhiêu?

VD: M> 1 tỷ áp dựng mức phí 0.25%, Nếu M<100 triệu áp dụng mức phí là 0.35%

 

* Mức phí áp dụng

Theo quy định tại Thông tư số 128/2018/TT-BTC, Ngày 27/12/2018 quy định:

+ Phí dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu: tối đa là 0,5% giá trị giao dịch

+ Phí dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai: Tối đa 15.000 đồng/Hợp đồng tương lại (Phái sinh). (Không quy định mức tối thiểu).

Thực tế là không có 1 Công ty Chứng khoán nào áp mức này cả. Thông thường thì vùng phí hiện nay đang nằm ở trung vùng từ 0,15% – 0,35% tùy vị thế từng Công ty Chứng khoán, tùy Giá trị Giao dịch 1 ngày của từng khách và vị thế của khách hàng (Có phải khách hàng lớn nhiều tiền VIP không)  …

Một Công ty Chứng khoán cũng tồn tại nhiều mức phí khác nhau, chứ không phải mỗi Công ty chỉ có duy nhất 1 mức phí.

VD: Biểu phí dịch vụ của các công ty chứng khoán: HCM, SSI, VND, SHS….

 

4. Công cụ cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán

Đây chính là Giá của Dịch vụ nên có tính nhạy cảm cao và cũng là mũi nhọn cạnh tranh giữa các Công ty Chứng khoán hiện nay.

Thông thường thì các Công ty Chứng khoán lớn, uy tín, hệ thống tốt thì Phí sẽ cao hơn là các Công ty Chứng khoán nhỏ. Do chi phí vận hành hệ thống tốn kém hơn nhưng ngược lại khách hàng được sử dụng chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Các công ty chứng khoán nhỏ thường dùng chiêu bài áp dụng mức phí giao dịch tối thiểu để lôi kéo nhà đầu tư

Rồi như nhiều bên để khuyến khích khách tự Giao dịch trên Phần mềm hoặc Web Online của Công ty thì đã đưa hẳn mức Phí cao thấp ở phần này (Gọi điện đặt lệnh chả hạn thì Công ty sẽ phải bố trí thêm người để nhận lệnh sẽ tốn thêm chi phí người).

Chính sách phí ưu đãi đối với khách lớn (VIP): giả dụ > 1 tỷ tiền mặt nộp vào ngay thì đi đâu hầu như bạn cũng sẽ được đề nghị mức phí thấp 0,15% (Nếu bạn tới mức này rồi mà chưa được mức phí đó thì nên đề nghị)…

 

5. Biểu phí cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán

 

 6. Phí giao dịch đối với Brocker

Đây là nguồn thu nhập chính của Brocker – Nhân viên môi giới (quản lý tài khoản của khách hàng)

Mức thu nhập của Brocker từ: 25-30%/Tổng phí giao dịch của khách hàng

Do đó Muốn thu nhập cao thì tk của khách phải giao dịch nhiều, nên Brocker hay khuyến nghị nhà đầu tư thực hiện giao dịch nhiều để thu được nhiêu phí.

VD: Bạn mua 1000 cp VNM giá 100k /CP.   GTGD = 1000*100k = 100.000.000 đồng

Phí giao dịch phải trả = 100.000.000 * 0.25% = 250.000 đồng

Thu nhập của Brocker = 250.000 * 25% = 62.500 đồng

Công ty CK nhận về = 250.000 * 75% = 187.500 đồng.

Lưu ý: Hãy thận trọng với Nhân viên môi giới liên tục khuyến nghị hoặc thúc giục nhà đầu tư giao dịch với mật độ cao.

Đối với Nhân viên môi giới kinh nghiệm, lấy sự thành công của khách hàng làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, họ sẽ không khuyên bạn giao dịch nhiều mà quan trọng là giúp khách đạt được tỷ suất sinh lời kỳ vọng ở mức hợp lý (VD 20-30%/năm), chứ họ không khuyến nghị game này, game kia hay phím hàng….

 

7. Phí giao dịch của sở giao dịch

Sở giao dịch cũng thu phí giao dịch

Mức thu phí giao dịch của sở là: 0.02% - 0.03%/Giá trị giao dịch

Hình thức: thu gián tiếp thông qua Công ty Chứng khoán

Nếu như mình mua bán như ở trên mức phí là 0,3% ngay hôm đó thì mức phí mà Công ty Chứng khoán thực thu được (Gọi là Phí ròng) chỉ là 0,27%, còn 0,03% thì phải chuyển lại cho Sở. Mặc định luôn là 0,03%, kể cả Công ty có đặt phí 0,15% hay 0,35% hay 0,4% thì phí Sở vẫn thế – 0,03%.

Lưu ý: Một khoản phí giao dịch, công ty chứng khoán là đại diện thu phí nhưng có thể hải chia làm 3:

+ Khoản phí sở giao dịch thu đối với các giao dịch qua sở

+ Phí môi giới của công ty chứng khoán

+ Phí trả cho nhân viên quản lý tài khoản

 

XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

—————————————————————

CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:

- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí, TẠI ĐÂY

Khóa học đầu tư chứng khoán, TẠI ĐÂY

- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, giao dịch phái sinh, TẠI ĐÂY

 —————————————————————

Lớp học chứng khoán

—————————————————————

Tags: Khóa học chứng khoán, khóa học chứng khoán tại Hà Nội, Đào tào chứng khoán, dậy học chứng khoán, Đào tạo chứng khoán online, khóa học phân tích cơ bản, khóa học phân tích kỹ thuật;
Tin bài đã đăng
Cách tính thuế trong đầu tư chứng khoán
Các loại phí trong Đầu tư chứng khoán
Cách giao dịch chứng khoán lô lẻ
Ngày T, T+0, T+1, T+2
Tài khoản chứng khoán?
Giao dịch thỏa thuận là gì?
Lệnh PLO và phiên khớp lệnh sau giờ
Lệnh ATC và phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Lệnh thị trường (MP) là gì?
Lệnh giới hạn LO và nguyên tắc khớp lệnh LO
Giá mở cửa | Giá đóng cửa và Cách xác định
Khớp lệnh liên tục? và nguyên tắc khớp lệnh
Khớp lệnh định kỳ? và Nguyên tắc khớp lệnh
Khớp lệnh là gì? Nguyên tắc khớp lệnh của thị trường chứng khoán Việt Nam
Quy định giao dịch của Sở giao dich chứng khoán Hà Nội - HNX
Quy định giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM - HSX
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán