KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
NỘI DUNG VIDEO
1. Khái niệm phân tích cơ bản
2. Nguyên tắc và hướng tiếp cận của phân tích cơ bản
3. Các yếu tố của phương pháp phân tích cơ bản
4. Các phương pháp định giá cổ phiếu
5. Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản
I. Khái niệm phân tích cơ bản
Khái niệm: Phân tích cơ bản Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
Đặc điểm của phân tích cơ bản:
Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản.
Phân tích cơ bản dựa trên lý thuyết giá thị trường của một tài sản có khuynh hướng di chuyển về phía “Giá trị thật” của nó. Giúp nhà đầu tư có thể nhận biết được xu hướng về giá của cổ phiếu.
Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường….
II. Nguyên tắc và hướng tiếp cận Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản giả định:
- Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.
Hướng tiếp cận theo trường phái phân tích cơ bản là đo lường giá trị thực của một công ty thông qua, các yếu tố định lượng và định tính.
Yếu tố định lượng:bao gồm các yếu tố có thể đo lường được hoặc thể hiện bằng số, nguồn dữ liệu định lượng lớn nhất là báo cáo tài chính như lợi nhuận, tài sản….
Yếu tố định tính:bao gồm các yếu tố dựa vào chất lượng hoặc tính chất của doah nghiệp, như chất lượng quản trị, thương hiệu, lợi thế cạnh tranh…..
III. Các nhân tố của Phân tích cơ bản
Ở góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến cổ phiếu (thường gọi là phương pháp top-down) gồm 5 cấp độ như sau:
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
- Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động
- Phân tích công ty
- Phân tích cổ phiếu
Ở góc độ phân tích cổ phiếu, Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích thông tin cơ bản về công ty và ban lãnh đạo, khả năng quản lý
- Phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu quan trọng
- Hoạt động kinh doanh; Vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động; khả năng phát triển của DN
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu…..
IV. Phương pháp định giá cổ phiếu của phân tích cơ bản
Giá trị nội tại của doanh nghiệp là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Do đó Kết quả cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định được giá trị nội tại của Doanh nghiệp, từ đó định giá cổ phiếu của doanh nghiệp dựa vào giá trị nội tại đó. Sự chênh lệch của giá trị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội đề đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu.
Các nhà phân tích cơ bản thường sừ dụng 05 phương pháp định giá cổ phiếu là:
- Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
- Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
- Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
- Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
- Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
Lưu ý:
Cần phân biệt rõ phân tích cơ bản và định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu chỉ là một phần của phân tích cơ bản, Do vậy nhiều người cứ nhắc đến phân tích cơ bản là nghĩ đến định giá, nhất là các bạn mới. Sử dụng rất nhiều mô hình định giá (financial mode) nhưng thiếu các yếu tố đánh giá định tính nên không hiệu quả.
VI. Ưu điểm và nhược điểm của Phân tích cơ bản
Ưu điểm:
- Phân tích cơ bản sẽ giúp bạn hiểu rất rõ về nội tại doanh nghiệp
- Có thể quản lý được với số tiền lớn hoặc rất lớn.
- Có nhiều bằng chứng khoa học.
- Ít căng thẳng, tâm trí thỏa mái, tối ưu hóa được thời gian.
Nhược điểm:
- Phân tích cơ bản đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và sự hiểu biết rộng rãi
- Mất nhiều thời gian cho việc thu thập dữ liệu và phân tích
- Rủi ro Độ tin cậy của số liệu sử dụng không đảm bảo?
- Những yếu tố định tính khó đánh giá, đòi hỏi người phân tích phải am hiểu về lĩnh vực phân tích
- Mất nhiều thời gian kết quả phân tích mới được thể hiện trên thị trường? Đòi hỏi nhà đầu tư nắm giữa cổ phiếu trong thời gian dài mới biết được kết quả phân tích là đúng hay sai.
- Không xem xét đến diễn biến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường
XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
—————————————————————
CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:
- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí, TẠI ĐÂY
- Khóa học đầu tư chứng khoán, TẠI ĐÂY
- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, giao dịch phái sinh, TẠI ĐÂY
—————————————————————
Lớp học chứng khoán
—————————————————————