NỘI DUNG PHÂN TÍCH VĨ MÔ
LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
NỘI DUNG VIDEO
1. Phân tích vĩ mô và Đầu tư chứng khoán?
2. Môi trường chính trị - xã hội
3. Môi trường pháp luật
4. Dự đoán xu thế nền kinh tế
5. Các tín hiệu dự báo xu hướng
6. Các yếu tố vĩ mô và chứng khoán
7. Môi trường quốc tế
I. Phân tích vĩ mô và Đầu tư chứng khoán?
Vai trò của phân tích vĩ mô
Môi trường hoạt động của Doanh nghiệp: Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài
+ Môi trường bên trong: phản ánh các yếu tố nội tại bên trong của DN – Vi mô
+ Môi trường bên ngoài: Phản ánh các yếu tố ngoại vi bên ngoài – Vĩ mô
2. Phân tích vĩ mô người ta thường xem xét các khía cạnh:
+ Môi trường chính trị xã hội
+ Môi trường kinh tế tài chính
+ Môi trường pháp luật
+ Môi trường hội nhập kinh tế quốc tế
II. Phân tích môi trường chính trị - xã hội của đất nước
1. Môi trường chính trị: Sự ổn định của chính trị Kinh tế chỉ phát triển khi chính trị ổn định
2. Thể chế và xã hội: Thể chế, cơ chế quản lý xã hội, cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức đoàn thể, tôn giáo, sắc tộc, đội ngũ công chức ó Văn hóa quan hệ ô dù, DN ko có bệ đỡ thì khó phát triển.
Xã hội: Văn minh, lịch sự, văn hóa, Năng suất lao động
III. Phân tích môi trường pháp luật
1. Pháp luật là khuôn khổ của luật chơi :
Tạo hành lang để các DN hoạt động
Bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ bình đảng cho các DN
Hệ thống pháp luật tôt ít biến động Giúp DN hoạt động ổn định lâu dài
2. Chính sách pháp luật thay đổi:
Mỗi chính sách pháp luật thay đổi Ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN
Chính sách tài chính tiền tệ Ảnh hưởng lớn lãi suất
Chính sách thuế, phí…
Chính sách bảo hộ hàng hóa: thuế nhập khẩu
Chính sách ưu đãi…..
IV. Dự đoán tình hình kinh tế, xu hướng thị trường
1. Môi trường kinh tế vĩ mô quyết định xu hướng chung của TTCK :
Kinh tế phát triển TTCK đi lên
Kinh tế suy thoái TTCK đi xuống
2. Chu kỳ nền kinh tế bao gồm các giai đoạn
- Tăng trưởng ó tham gia TTCK.
- Ổn định ó Chuẩn bị rút lui
- Suy thoái ó Rút lui hoàn toàn
- Hồi phục Chuẩn bị tham gia TTCK
Sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô diễn ra chậm, nhưng TTCK phản ứng rất nhanh với các tín hiệu của nền kinh tế vĩ mô => Nhà đầu tư cần nắm rõ các tín hiệu của nền kinh tế để dự đoán các giai đoạn của chu kỳ để quyết định thời điểm tham gia đầu tư và thời điểm rút lui.
V. Các tín hiệu dự báo xu hướng nền kinh tế
1. Nền kinh tế vào chu kỳ tăng trưởng:
Lạm phát duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi giảm.
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Tỷ giá hối đoái ổn định.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm
2. Nền kinh tế vào chu kỳ suy thoái:
Đầu tư tư nhân chững lại và giảm mạnh
Lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm
Lãi suất tiền gửi tăng cao
Tham hụt ngân sách nhà nước
Thất nghiệp tăng.
Doanh nghiệp phá sản nhiều.
3. Kỹ năng cần thiết
Tiền đề và điều kiện thành công trong đầu tư chứng khoán là “Nhà đầu tư phải có tầm bao quát rộng đối với các diễn biến kinh tế, chính trị, có khả năng phán đoán xu hướng trong dài hạn, am hiểu tường tận các quan hệ chính sách và thể hiện năng khiếu trong giao dịch chứng khoán”.
Goerge Soros, một trong những NĐT lớn nhất tại phố Wall, đúc kết rằng: “Không có lĩnh vực nào đem lại LN nhanh và lớn bằng đầu tư CK”. Có khá nhiều người xem việc đầu tư CK là cuộc chơi ngẫu hứng với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính.
Đối với William ONeil cũng như nhiều “cây đại thụ” khác tại phố Wall, các quyết định lựa chọn CP cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Chìa khoá PT trong đầu tư CP là tìm ra những CP có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích hợp để xác định thời điểm mua vào những CP mạnh và bán đi những CP yếu.
VI. Các yếu tố vĩ mô và chứng khoán
1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP:
GDP là tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trên lãnh thổ quốc gia và thuế nhập khẩu trong vòng 1 năm. GDP đánh giá kết quả suất được tạo ra trên lãnh thổ một quốc gia, không kể sản xuất đó do ai tiến hành.
Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao cho thấy nến kinh tế đang phát triển
Ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng GDP thấp cho thấy nền kinh tế đang rơi vào trì trệ hoặc suy thoái.
2. Lạm phát
Đây yếu tố rất quan trọng gây ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán..
Lạm phát là mức giá cả chung đều tăng lên (lượng cung tiền lớn hơn giá trị vật chất nền kinh tế làm ra)
Lạm phát tăng cao chứng tỏ nền kinh tế không ổn định
Lạm phát giảm hoặc duy trì ở mức thấp, ổn định thì nền kinh tế tốt.
3. Lãi suất:
Lãi suất là yếu tố quan trọng tác động tới giá chứng khoán và lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư
Mức sinh lời tối thiểu phải bằng gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn
Lãi suất chịu tác động bới các yếu tố:
Kinh tế phát triển -> Nhu cầu vay tăng cao mở rọng SX -> LS tăng
Kinh tết phát triển -> Nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng -> LS tăng
Lạm phát tăng -> LS tăng bù lạm phát
Kinh tế phát triển -> tín dụng tăng -> LS tăng -> khan hiến tín dụng -> Dòng tiền bị thắt chặt -> DN khó khăn -> Kinh tế suy thoái -> ể kinh tế phát tiển -> Bơm tiền -> LS giảm
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là mối quan hệ ngược chiều
Lưu ý: Lãi suất và giá cổ phiếu xẩy ra quan hệ cùng chiều khi lãi suất tăng lên để bù cho mức tăng của lạm phát -> giá hàng hóa tăng -> Doanh nghiệp vẫn tăng trưởng -> giá cổ phiếu vẫn tăng.
4. Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao-> Nền kinh tế kém phát triển và ngược lại
5. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là biểu hiện giá cả của đồng tiền nước này thông qua một đồng tiền nước khác
Tỷ giá tăng -> VND mất giá -> khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu khó khăn, DN đi vay ngoại tệ die
Tỷ giá giảm -> VND tăng giá -> Khuyến khích nhập khẩu, xuất khẩu khó khăn, DN đi vay goại tệ lợi
Tỷ giá ổn định -> Doanh nghiệp ổn định, Kết quả nội tại của DN
6. Dự trữ ngoại tệ:
Dự trữ ngoại tệ có vai trò ổn định đồng tiền và nền tài chính quốc gia.
Tỷ giá xu hướng tăng -> có $ bán ra để ổn định và ngược lại
Nhu cầu ngoại tệ: trả nợ, nhập khẩu, nước ngoài rút vốn…..
7. Các yếu tố vĩ mô khác:
Ngoài ra các bạn có thể quan tâm thêm các yếu tố vĩ mô khác như: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP0 ; Thu nhập quốc gia (GNI); Tiết kiệm thuần (NDI); Cán cân thu chi ngân sách; Cán cân xuất, nhập khẩu….
VII. Môi trường quốc tế
Hiện nay nền kinh tế một quốc gia không thể tách rời nền kinh tế của toàn cầu, chính vì thế khi xem xét môi trường quốc tế ta cần xem xét các vấn đề sau:
Tình hình chính trị và thị trường tài chính quốc tế và khu vực
Quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của chính phủ
Sự ủng hộ của các tổ chức tài chính lớn như: IMF, WB, ADB….
Cán cân thanh toán, cán cân thương mại
Dòng vốn ngoại đối với kinh tế Việt Nam
Định mức tín nhiệm quốc tế
Giá dầu
Giá vàng
Giá hàng hóa khác
…….
XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
—————————————————————
CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:
- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí, TẠI ĐÂY
- Khóa học đầu tư chứng khoán, TẠI ĐÂY
- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, giao dịch phái sinh, TẠI ĐÂY
—————————————————————
Lớp học chứng khoán
—————————————————————