LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Tổng quan kiến thức đầu tư cho người mới
LESSON 7: Sóng Elliott và Fibonacci

MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT

“Trên sao, dưới vậy”- Trích Kinh Thánh

Thế kỷ 20 có ba đột phá lớn về mặt khoa học kỹ thuật vật lý hình thành nên một thế giới hiện đại như ngày nay. Đó là: vật lý định lượng (quantum), lý thuyết hỗn mang (chaos theory) và thuyết tương đối (relative theory) của Albert Einstein. Nếu không có ba lý thuyết lớn này, chúng ta sẽ không có các công nghệ hiện đại như ngày này. Ngày này, cả ba lý thuyết trên không chỉ được áp dụng trong tự nhiên, mà được các nhà toán học ứng dụng cả trong thị trường tài chính. Điều này phù hợp với lý giải của tôi về bản chất của thị trường tài chính như trình bày ở Phụ Lục cuốn sách này. Mặc dù thị trường tài chính được chi phối bởi tâm lý, nhưng tâm lý không phải là yếu tố hỗn loạn mà cũng tuân theo các quy luật tự nhiên.

Trong đó, thuyết hỗn mang là công cụ được áp dụng được áp dụng phổ biến nhất dưới tên gọi của một công cụ phân tích kỹ thuật: Sóng Elliott. Mặc dù sóng Elliott đã được Ralph Nelson đưa ra vào năm 1938, hoàn toàn không biết đến lý thuyết hỗn mang nhưng các quy tắc mà ông đưa ra là hoàn toàn tương tự. Sóng Elliott nhắc đến khái niệm sóng trong sóng, tức xu hướng trong xu hướng. Điều này là tương tự như hình học Fractal của lý thuyết hỗn mang. Hình học Fractal muốn nói đến sự lặp lại của một cấu trúc lớn được nhìn thấy trong một cấu trúc nhỏ hơn. Ví dụ, một cành cậy, lá phổi, quả súp lơ...luôn nhìn thấy được hình ảnh tương đồng ở một cấp độ nhỏ hơn bên trong khi ta ngắt một cành cây, ngắt một góc của quả súp lơ. Trong kinh thánh, cũng có câu nói tương tự: “Trên sao, dưới vậy”.

 
 

 


Do đó, việc áp dụng sóng Elliott vào thị trường chứng khoán là một công cụ hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về mối liên hệ của các xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cũng như giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm của mỗi xu hướng trong diễn biến của sóng Elliott.

Khi xem xét lý thuyết sóng Elliott, nên được xem xét ở ba góc nhìn: Cấu trúc hoặc hình dạng sóng, tỷ lệ giữa các sóng và mối quan hệ thời gian.

 

  • I-CẤU TRÚC VÀ HÌNH DẠNG SÓNG ELLIOTT

 

Sóng Elliott gồm hai phần: Phần sóng đẩy (impulsive) và phần sóng hiệu chỉnh (xem hình 4.1). Phần sóng đẩy sẽ được đánh dấu từ 1 đến 5 trong khi phần hiệu chỉnh được đánh số là A-B-C. Trong các phần dưới, tôi sẽ đề cập đến sóng Elliott trong thị trường giá lên, hoàn toàn đảo ngược lại các quy tắc cho sóng Elliott trong thị trường giá xuống.

Hìn 4.1- Sóng Elliott trong thị trường giá lên

 

 

 
   

 


 

 

Sóng Elliott trong thị trường giá xuống

 


   


 


Như đã giải thích, sóng Elliott là một dạng của hình học Fractal, nên xuất hiện tượng sóng trong sóng. Theo đó, các sóng 1, 3, 5, A và C sẽ có 5 con sóng nhỏ bên trong được đánh số là (i) đến (v). Trong khi đó, sóng 2, 4, B sẽ có 3 con sóng nhỏ bên trong được đánh nhãn là a-b-c. Lưu ý, phần sau sẽ giải thích trường hợp biến đổi của sóng A. Sóng A hoặc có thể gồm 5 sóng từ (i) đến (v) hoặc có thể gồm ba sóng a-b-c (xem hình 4.2).

Sóng trong sóng không chỉ dừng ở hai cấp độ mà có thể chia nhỏ ra rất nhiều lần. Do đó, các nhiều cấp độ sóng khác nhau rất nhỏ như sub-minute (tồn tại trong từng phút, từng giờ) cho đến rất lớn như Grand Cycle (hàng chục năm hoặc trăm năm).

                                                                                                                                                                                Hình 4.2- Cấu trúc sóng trong sóng



 

 

Theo quy chuẩn của công ty Elliottwave, việc đánh nhãn cấp độ các sóng được đánh như sau:

 

 


Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu từng loại sóng đẩy và sóng hiệu chỉnh

  1. Sóng đẩy

Cấu trúc và ý nghĩa các sóng đẩy được trình bày trong hình 4.3. Trong đó, sóng 1 là sóng khởi đầu. Phần lớn các nhà đầu tư sẽ không nhận ra sự xuất hiện của sóng 1 vì nó có thể được xem là một sóng hồi phục nhỏ (bull trap) trong xu hướng giảm tồn tại trước đó. Sóng 2 là sóng bán giảm giá vì khi thị trường giảm trở lại, các nhà đầu tư sẽ cho rằng, xu hướng giảm giá dài hạn sẽ tiếp tục. Sự đột biến xuất hiện ở sóng 3 sau khi giá bất ngờ vượt đỉnh sóng 1. Thông thường, có thể xuất hiện một khoảng trống (Gap) khi phá đỉnh sóng 1. Lúc này, phần đông các nhà đầu tư sẽ nhận ra sự thay đổi của xu hướng và đổ xô mua vào. Sóng 4 là sóng hiện thực hóa lợi nhuận vì các nhà đầu tư sẽ chốt một phần lãi. Tuy nhiên, vì sóng 3 là giai đoạn tranh mua, sẽ có các nhà đầu tư không kịp mua theo thị trường nên thường sẽ xuất hiện thêm một lần tăng nữa chính là sóng 5. Tôi gọi đó là sóng nổ lực vì bên mua phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng để đẩy giá lên cao hơn.

Hình 4.3- Ý nghĩa các sóng đẩy trong sóng Elliott.


 

  1. Chỉ báo Elliott Oscillator để nhận diện sự kết thúc của sóng 5

    Sự khác nhau trong động lực của sóng 3 và sóng 5 là cơ sở để chúng ta nhận diện sự kết thúc của sóng 5. Mặc dù sóng 5 có mức giá cao hơn sóng 3 nhưng động lực tăng giá bị suy yếu. Trong khi đo lường, chúng ta sử dụng chỉ báo Elliott Oscillator, là chênh lệch giữa đường trung bình di động 5 ngày và 34 ngày, để đo lượng động lực tăng giá (có thể tra trên Google bằng từ khóa “Elliott Oscillator afl”). Sự phân kỳ giữa giá và Elliott Oscillator là chìa khóa để nhận diện sự kết thúc của sóng 5.

    Hình 4.4 minh họa mã cổ phiếu DXG kết thúc sóng 5 vào tháng 10.2015 khi có sự phân kỳ giữa giá với chỉ báo Elliott Oscillator (còn có tên gọi khác là Awesome Oscillator). Hình 4.4 cho thấy mã cổ phiếu DXG có sóng 5 dạng hình chéo (xem phần 5).

    Hình 4.4- Nhận diện sóng 5 kết thúc của cổ phiếu DXG (weekly)

     

     

     

     

  2. Ba nguyên tắc của việc đếm sóng đẩy

 

Nguyên tắc 1: Sóng 2 không được vượt quá sóng 1

 

 

Nguyên tắc 2: Sóng 1 không được vi phạm vào sóng 4.

 

 

Nguyên tắc 3: Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất. Thậm chí, chúng ta thường  bắt gặp sự mở rộng ở sóng 3.

 

 

  1. Trường hợp sóng 5 thất bại.

Trong mô hình sóng Elliott, có một trường hợp cần lưu ý gọi là sóng 5 thất bại, tức là đỉnh sóng 5 sẽ không vượt qua được đỉnh sóng 3 (bằng hoặc thấp hơn). Sóng 5 thất bại


cho thấy xu hướng giảm sau đó sẽ rất mạnh. Thông thường, chúng ta khó có thể nhận diện được sóng 5 thất bại sau khi nó diễn ra.

 

 

  1. Trường hợp sóng chéo (Diagonal)

    Mặc dù về mặt nguyên tắc đếm sóng, sóng 4 hoặc iv không được đè vào sóng 1 hoặc i, nhưng ở dạng sóng chéo, thường xuất hiện ở sóng 5 hoặc sóng C cũng có thể là tại sóng 1 hoặc sóng A, sóng 4 vẫn có thể đè vào sóng 1.

     

     

     

  2. Các dạng sóng hiệu chỉnh.

    Đây là phần phức tạp nhất của sóng Elliott vì sóng hiệu chỉnh có rất nhiều biến thể từ đơn giản đến phức tạp.

    • Dạng sóng Zigzag. Đáy C thấp hơn A và đỉnh B thấp hơn đỉnh 5.

 

 

 

Cấu trúc bên trong của sóng Zigzag sẽ bao gồm 5 (sóng A)-3 (sóng B) -5 (sóng C)

 

 

  • Dạng sóng phẳng (Flat): Trong đó, đỉnh sóng B bằng sóng 5, và đáy sóng C bằng sóng A.

 

 

 

 

Cấu trúc sóng bên trong của dạng phẳng là 3-3-5. Như vậy, sóng A có thể có 5 sóng nhỏ bên trong hoặc 3 sóng nhỏ bên trong.


 

  • Dạng sóng bất thường (irregular). Trong đó, đỉnh sóng B cao hơn đỉnhsóng 5, nhưng đáy sóng C lại thấp hơn sóng A. Sóng bất bình thường tạo nên sự khó khăn trong việc xác định sóng B.

     

     

    Cấu trúc bên trong của sóng bất thường cũng có dạng 3-3-5. Môt lần nữa, chúng ta cần lưu ý sóng A hoặc gồm 5 sóng nhỏ bên trong hoặc gồm 3 sóng nhỏ bên trong.

     

     

    Dạng sóng Double Zigzag hoặc Triple Zigzag. Sự phức tạp của sóng hiệu chỉnh không chỉ dừng lại ở ba dạng trên mà còn có nhiều dạng khác. Ở đây là hai lần hoặc ba lần liên tiếp các sóng Zigzag.

 

Double Zigzag


 

 

 

 

 

 

 

Triple Zigzag


 

 

  • Dạng Running Flat: Đáy sóng C ngắn và không thấp hơn đáy sóng A. Cấu trúc sóng bên trong: 3-3-5

     

     

     

     

     

     

  • Dạng Running Zigzag: Giống như sóng Zigzag nhưng đáy sóng C thất bại để thấp hơn đáy sóng A.

 

 

  • Dạng Phẳng thất bại (Flat failed): Giống như sóng Flat nhưng đáy sóng C thất bại để thấp đáy sóng A.

     

     

     

  • Sóng hiệu chỉnh dạng tam giác. Đây là dạng sóng hiệu chỉnh thường hay xuất hiện. Sóng hiệu chỉnh tam giác cho thấy xu hướng tăng còn mạnh và thường thiết lập các đỉnh cao mới. Có nhiều dạng sóng hiệu chỉnh sóng tam giác. Một lưu ý khi sử dụng dạng sóng hiệu chỉnh dạng tam giác trong thực tế là sóng e không cần thiết phải chạm vào các cạnh trên hoặc dưới của mô hình tam giác.

 

 

Sóng hiệu chỉnh luôn biến hóa khôn lường và phức tạp. Nhận diện sóng hiệu chỉnh là một công việc khó khăn nhất với các nhà phân tích sóng Elliott vì tính biến hóa của chúng. Có vô số các kết hợp khác nhau giữa các sóng hiệu chỉnh vừa kể ở trên, khiến bạn phải mất hơn 10,000 giờ làm việc với hàng trăm đồ thị để xây dựng kỹ năng nhận diện sóng hiệu chỉnh. Tôi sẽ đưa ra hai ví dụ để các bạn thấy được sự phức tạp trong việc nhận diện sóng hiệu chỉnh.

Đầu tiên, là dạng sóng Zigzag, tiếp theo là sóng Flat và kết thúc toàn bộ sóng hiệu chỉnh bằng sóng tam giác như hình 4.5 mô tả.

Hình 4.5- Sự phối hợp giữa sóng hiệu chỉnh Zigzag, flat và tam giác.


 

 

Dạng tiếp theo là các sóng hiệu chỉnh sẽ được lồng ghép vào nhau. Hình 4.6 là một dạng sóng điều chỉnh Zigzag (a)-(b)-(c) nhưng bên trong sóng (b) lại được lồng ghép bởi một dạng sóng hiệu chỉnh dạng tam giác a-b-c-d-e. Thậm chí trong một số trường hợp còn lồng hai ba dạng sóng hiệu chỉnh vào trong sóng (b).

Hình 4.6: Dạng sóng hiệu chỉnh tam giác lồng trong sóng dạng Zigzag


 

 

 

Đây chỉ là những ví dụ mang tính minh họa về sự phức tạp trong nhận diện sóng hiệu chỉnh. Có một hướng dẫn về việc cảnh giác với sự phức tạp của các sóng hiệu chỉnh khi đếm sóng. Thông thường, sóng 4 thường là sóng rất dễ xuất hiện các dạng sóng hiệu chỉnh phức tạp nên cẩn cảnh giác khi đếm. Hoặc theo quy tắc hoán đổi, một khi sóng 2 đơn giản thì sóng 4 có khả năng cao là sóng phức tạp. Ngược lại, khi sóng 2 diễn ra phức tạp, nhiều khả năng sóng 4 sẽ trở nên đơn giản trong dạng điều chỉnh.


  • II-TỶ LỆ CỦA CÁC SÓNG ELLIOTT THEO MỐI QUAN HỆ FIBONACCI.

 

  1. Dãy số và tỷ lệ Fibonacci

    Dãy số Fibonacci bắt đầu từ số 0 và số 1. Các số sau được hình thành bằng tổng của hai số trước.

    1,1,2,3,5,8,13,21,34,55………

     

    Tỷ lệ vàng 0.618 được hình thành khi chia các sau cho số liền trước. Ngoài ra, chúng ta còn có các tỷ lệ Fibonacci như sau Fibonacci: 23.6%; 38.2%; 61.8%. Ngày nay, việc đo lường sóng Elliott không chỉ giới hạn trong các con số Fibonaci mà các con số điều hòa (Harmnic) như: 50%, 78.6%, 88.6%, 100%, 127%, 161.8%, 200%, 261.8%, 300% hoặc

    400% và thậm chí 423%, 500%, 600%.

    Theo Elliot, hành vi của con người tuân theo tỷ lệ vàng hoặc các tỷ lệ Fibonacci

     

     

  2. Định nghĩa chiều dài sóng và mối quan hệ.

Đầu tiên, chúng ta cần biết về chiều dài của các sóng được đo lường như thế nào.

 


 

 


 

 

 

Theo kinh nghiệm quan sát, mối quan hệ giữa các sóng theo tỷ lệ Fibonacci sẽ như sau:

  • Sóng 2 thông thường sẽ thoái lùi 50%-62% so với sóng 1 với xác suất 71%. Nguyên nhân khiến cho sóng 2 có tỷ lệ thoái lùi lớn vì phần lớn nhà đầu tư cho rằng, xu hướng giảm giá dài hạn sẽ tiếp tục và sóng 1 chỉ là sóng phục hồi ngược xu hướng. Đây là hành vi của sóng bán giảm giá.

 

 


Trong đo lường, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Fibonacci Retracement như hình sau

   

 

  • Sóng 3 thường hay là sóng mở rộng trong kịch bản sóng Elliott,vì vậy, chiều dài của sóng 3 có xác suất 75% sẽ nằm ở 1.62 đến 2.62 lần chiều dài sóng 1. Tất nhiên, có một số kịch bản , sóng 5 mới là sóng mở rộng nhưng điều này rất thường hay diễn ra ở sóng 3.

 

Trong đo lường, chúng ta sẽ sử dụng Fibonacci Extension như hình sau.

 

 

 

Cần lưu ý, ngoài sử dụng các mối quan hệ Fibonacci Extension giữa sóng 3 và sóng 1, chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ Retracement (mở rộng, tức từ 100% trở lên) giữa sóng 3 với sóng 2.


  • Sóng 4 thường hay có mối quan hệ với sóng 3. Có xác suất 60% sóng 4 sẽ thoái lùi 30%-50% so với sóng 3. Như vậy, tỷ lệ thoái lùi ở sóng 4 thường là thấp hơn so với sóng 2. Tuy nhiên, nên nhớ đây là một kinh nghiệm chứ không phải là quy luật.

     

     

    Chúng ta sẽ sử dụng tỷ lệ Fibonacci Retracement như hình sau để đo lường mục tiêu giá sóng 4.

    Cần lưu ý, ngoài việc sử dụng mối quan hệ giữa sóng 3 và sóng 4 theo tỷ lệ Fibonacci Retracement như nói trên, chúng ta có thể sử sụng các tỷ lệ Fibonacci giữa sóng 4 và sóng 2.

  • Việc tính toán mục tiêu giá của sóng 5 có thể xảy ra theo nhiều tình huống khác nhau tùy thuộc vào sự mở rộng của sóng 3. Nếu sóng 3 là sóng mở rộng, với chiều dài sóng 3 từ 1.618 đến 2.618 lần chiều dài sóng 1, khả năng sóng 5 sẽ bằng 1 lần, 1.618 lần hoặc 2.618 lần chiều dài sóng 1. Lấy chiều dài này cộng vào đáy sóng 4 để có mục tiêu giá cho sóng 5.

 

 

Trong trường hợp sóng 3 là sóng thu hẹp, tức chiều dài sóng 3 sẽ ngắn hơn 1.618 lần chiều dài sóng 1, thì mục tiêu giá của sóng 5 sẽ được tính bằng 62%- 100% chiều dài của điểm khởi đầu sóng 1 và điểm kết thúc của sóng 3 (gọi tắt là sóng 1-3). Lấy chiều dài này cộng vào đáy sóng 4 để có mục tiêu giá cho sóng 5.

 

 

 

Lưu ý, ngoài mối quan hệ giữa sóng 5 với sóng 1 hoặc sóng 5 với sóng 1-3, chúng ta cũng có thể quan sát các tỷ lệ Fibonaci giữa sóng 5 với sóng 3, hoặc sóng 5 với sóng 4.

 

 

  • Tỷ lệ Fibonacci cho các sóng hiệu chỉnh cơ bản như sau:

    Dạng zigzag

    • Sóng B thông thường bằng 50% chiều dài sóng A và không nên vượt quá 75% chiều dài sóng A.
    • Sóng C bằng 1 hoặc 1.62 hoặc 2.62 lần chiều dài sóng A.

Dạng Flat


  • Chiều dài sóng A, sóng B và sóng C gần bằng nhau

     

    Dạng Irregular

  • Sóng B bằng 1.15 hoặc 2.25 lần chiều dài sóng A.
  • Sóng C bằng 1.62 hoặc 2.62 lần chiều dài sóng A.

     

  1. Thực hành phân tích sóng Elliott cho một số mã cổ phiếu ở TTCK Việt Nam.

    “Lý thuyết là màu xám, còn cây đời mãi xanh tươi”. Giữa thực tế và lý thuyết luôn tồn tại một khoảng cách và đòi hỏi bạn phải có hơn 10,000 giờ tập luyện trước khi trở nên thông thạo một công cụ nào đó. Các ví dụ sau cho thấy trải nghiệm thực tế của tác giả khi phân tích sóng Elliott. Các ví dụ được lựa chọn sao cho hơi khác với phần lý thuyết được đề cập ở trên nhằm giúp bạn đọc nhận ra sự phong phú của sóng Elliott trong thực tế.

    • Trường hợp sóng 5 mở rộng (xem hình 4.7).

Mã cổ phiếu VCS có sóng (5) mở rộng chứ không phải là sóng (3). Chúng ta thấy rằng, mặc dù sóng (3) đã mở rộng 1.618 lần sóng (1) nhưng sóng (5) còn bùng nổ lớn hơn. Điều này xuất hiện khi VCS có sự thay máu trong cơ cấu cổ đông với sự ra đi của quỹ đầu tư Red River Holding đã giúp cổ phiếu này bùng nổ vào năm 2015. Sóng (5) có khả năng bằng 6 lần sóng (1). Điều này có thể gợi ý, giá cổ phiếu VCS đạt đỉnh tại mức giá 97,000 khi cuốn sách này được viết.


Hình 4.7- Mô hình sóng Elliott của mã cổ phiếu VCS

 

 

Các tỷ lệ Fibonacci giữa các sóng minh họa đúng theo như lý thuyết. Sóng (2) có mức độ thoái lùi 61.8% so với sóng (1), nhiều hơn so với mức thoái lùi của sóng (4) so với sóng

  1. chỉ là 50%. Trong khi đó, sóng (5) bao gồm 5 sóng nhỏ hơn từ 1 đến 5. Sóng 4 cũng chỉ có mức độ thoái lùi so với sóng 3 là 23.6%, thấp hơn so với mức độ thoái lùi của sóng 2 so với sóng 1 là 61.8%.

    Mẫu hình 5 sóng nhỏ bên trong sóng (5) cho thấy sóng 3 là sóng mở rộng, với chiều dài sóng 3 bằng 3.5 lần sóng 1. Trong khi đó, sóng 5 có khả năng bằng 2.618 lần sóng 1.

    • Trường hợp sóng 4 dạng bất thường.

Mã cổ phiếu VHG là một trong những cổ phiếu gây thú vị nhất đối với tôi không chỉ vì cổ phiếu này đã tăng giá hơn 18 lần, là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất TTCK Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Mô hình sóng của VHG (hình 4.8) đã cho thấy rằng, sóng (3) mở rộng thì sóng (5) vẫn có thể là sóng mở rộng mạnh hơn nữa. Bạn có thể thấy rằng, sóng (3) bằng 423% sóng (1) nhưng sóng (5) lại bằng 600% sóng (1). Các tỷ lệ Fibonacci Harmonic hoạt động rất tốt đối với VHG. Sóng (2) bằng 61.8% sóng (1)


trong khi sóng (4) bằng 50% sóng (3). Đáng lưu ý ở sóng (4) là dạng sóng bất bình thường khi đỉnh B cao hơn đỉnh sóng (3) trong khi sóng C thấp hơn sóng A. Cấu trúc bất thường và phức tạp của sóng (4) được nhìn thấy sau khi sóng (2) diễn ra một cách đơn giản.

Hình 4.8- Cấu trúc sóng Elliott của mã cổ phiếu VHG

 

 

Bên trong sóng (5), chúng ta có thể nhìn thấy 5 con sóng nhỏ hơn từ 1 cho đến 5. Đây là mẫu hình sóng 3 mở rộng và là sóng dài nhất. Trong đó sóng 3 bằng 161.8% sóng 1 trong khi sóng 5 chỉ bằng 78.6% sóng 1. Các tỷ lệ thoái lùi của sóng 4 và sóng 2 đều là 50% lần lượt so với sóng 3 và sóng 1.

Sau khi sóng (5) kết thúc vào tháng 10.2014, cổ phiếu VHG có sự thoái trào mạnh mẽ. Thông thường, sóng (4) là một mức giá hỗ trợ tốt khi bước vào giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, VHG sau khi bật lên tại điểm hỗ trợ tại sóng (4) thì tiếp tục xuyên phá mức hỗ trợ này.


Tài liệu tham khảo

1. Chương trình giảng dạy sóng Elliott của Trương Minh Huy, 2015 Tài liệu file PDF

Nguồn: Admin sưu tầm Web http://www.chiemtinhtaichinh.com/2018/03/26/tai-mien-phi-ebook-ve-song-elliott.html/

Tags: hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán, chứng khoán, thủ tục mở tài khoản chứng khoán;
Tin bài đã đăng
LESSON 12: Cách lập kế hoạch, quản trị lợi nhuận, rủi ro
LESSON 11: Tâm lý nhà đầu tư cá nhân
LESSON 10: Phương pháp quản lý vốn
LESSON 9: Xây dựng hệ thống và nguyên tắc giao dịch
LESSON 8: Hành vi giá
LESSON 6: Phân tích tâm lý thị trường
LESSON 5: Phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
LESSON 4: Phương pháp Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán
LESSON 3: Các trương phái phân tích đầu tư phổ biến hiện nay
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán