Phương pháp phân tích cơ bản?
Với từ khóa “Phân tích cơ bản” mang tra google đến thời điểm tôi viết bài này là 92,1 triệu kết quả trả về trong 0,38 giây. Như vậy các bạn không khó để cơ bản thấy rằng, đây là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường. Các biến cơ bản của phương phương pháp này bao gồm:
* Đối với cách tiếp cận từ dưới lên (Down-top), đây có thể nói là cách tiếp cận bị động, thông thường các tay chơi thường nhận thấy biến động giá cổ phiếu hoặc có thông tin nào đó về cổ phiếu, sẽ tiến hành phân tích cổ phiếu để đưa ra quyết định đặt lệnh hay không?, các bước tiếp cận cơ bản như sau:
- Phân tích cổ phiếu (diến biến giá của cổ phiếu trong lịch sử và dự báo xu hướng trong thời gian tiếp theo, và để khẳng định về xu thế, tay chơi sẽ nghiên cứu các bước tiếp theo).
- Phân tích công ty (phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty…).
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động;
- Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán;
- Định giá cổ phiếu?
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu.
* Đối với cách tiếp cận tổng quát (thường gọi là phương pháp top-down), có thể gọi là cách tiếp cận chủ động, gồm 5 bước ngược lại như sau:
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô.
- Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán.
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động.
- Phân tích công ty.
- Phân tích cổ phiếu và định giá cổ phiếu?
Cách tiếp cận nào thì sau cùng, phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như: triển vọng phát triển bền vững của công ty, nguồn thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, tình hình sức khỏe tài chính, khả năng tạo lợi nhuận cho cổ đông, giá trị hợp lý của cổ phiếu…..để đưa ra quyết định có mua bán cổ phiếu hay không?.
Mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích và định giá cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường có 05 phương pháp định giá cổ phiếu là:
Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức.
Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền.
Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E.
Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính.
Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
Phân tích cơ bản như nêu trên hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau, và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư. Tuy nhiên, phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu tư cổ phiếu và làm cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản (Arshad Khan và Vaqar Zuberi, 1999, Stock Investing for Everyone, trang 85). Chính vì vậy mà các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered Financial Analyst - thông dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment Analyst - thông dụng ở châu Âu) cũng hoàn toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân tích cơ bản và không bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật.
Chà mới sơ qua mấy gạch đầu bờ mà tôi muốn nghỉ chơi luôn, vì với khối lượng kiến thức không những quá nhiều mà lại còn quá khó thế kia thì làm sao mà nghiên cứu hết được….Và tin vui cho các bạn là Trên thực tế khó có một nhà đầu tư cá nhân nào có thể phân tích được tất cả các biến trên, mỗi nhà đầu tư cá nhân thường chỉ sử dụng được một số trong số các biến trên, các biến còn lại thường tham khảo các báo cáo phân tích của giới chuyên nghiệp như: các công ty chứng khoán hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác….để đưa ra quyết định của mình.
Và để nâng cao dần khả năng phân tích của bản thân, không còn cách nào khác các bạn phải không ngưng học tập, nghiên cứu và tích lũy dẫn kiến thức (đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư tốt nhất, nên bất khi nào có thể các bạn nên học và đọc sách, bất cứ cuốn sách nào cũng chứa đựng tinh túy của tác giả và các bạn cố gắng luyện kỹ năng đọc để nắm bắt được cái tinh túy đó, nếu đọc một cuốn sách mà các bạn chưa tóm tắt được cái tinh túy của cuốn sách đó thì hãy đọc lại…).
Vậy có cách nào để có thể tham gia đầu tư ngay không? Vừa đầu tư vừa học vừa tích lũy?...các bạn đừng lo, tôi sẽ chia sẻ với các bạn các bước nghiên cứu cơ bản đối với phương pháp này để các bạn có thể tham gia thị trường một cách nhanh nhất và an toàn nhất (tất nhiên mức độ thì phụ thuộc vào khả năng của các bạn). Để nghiên cứu phân tích cơ bản thì các bạn phải nghiên cứu xong Lesson1-3 và đương nhiên các khái niệm cơ bản về chứng khoán như: cổ phiếu là gì? Sàn giao dịch, mở tài khoản, quy định về giao dịch…thì các bạn phải biết trước.
Bây giờ chứng ta sẽ tiến hành các bước để phân tích:
Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận tổng quát (thường gọi là phương pháp top-down), các bạn nên phân tích từ trên xuống dưới.
Thứ nhất: Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
Nghe thì rất triều tượng, to tát và thực tế đúng là như vậy, các chính sách kinh tế vĩ mô, quy mô nền kinh tế, các chỉ số giá CPI, mức tăng trưởng GDP, Kim nghạch xuất, nhập khẩu, tỷ lệ làm phát, tỷ giá, lãi suất qua đêm liên ngân hàng…..tin vui là việc tính toán các chỉ số này đã có các cơ quan quản lý tính toán và cung cấp, chúng ta chỉ sử dụng nó để đánh giá tổng quan xu hướng của nền kinh tế?
Số liệu này các bạn có thể lấy trên websire của chính phủ, tổng cục thống kê, tổng cục hải quan, ngân hàng nhà nước, bộ kế hoạch đầu tư….
Và cách tiếp cận khác mà không cần mất thời gian đó là thông qua truyền hình, báo mạng, báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán….cũng có đầy đủ các số liệu bạn cần quan tâm.
Việc của các bạn là nhìn nhận một cách tổng quan xem xu hướng của nền kinh tế thông qua các con số đó (đặc biệt là GDP) là tăng hay giảm và mức độ nó như thê nào?
Tiếp theo các bạn nhìn nhận xem GPD tăng trưởng chủ yếu do đóng góp của nghành nào? Các chính sách vĩ mô đang có xu hướng đẩy mạnh vào nghành nào?....
Sau khi trả lời xong các câu hỏi trên coi như bạn đã phân tích xong biến “Vĩ Mô”.
Thứ hai: Phân tích thị trường tài chính - chứng khoán
Thị trường tài chính? Cái này khó đây. Tôi được biết thị trường tài chính bao gồm: thị trường chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, ngoại tệ…các bạn đọc bài bò gấu thì đã nghe Jess phân tích. Vậy phân tích thị trường tài chính chứng khoán chúng ta cần định vị được các thị trường trên đang như thế nào? Đặc biệt là thị trường chứng khoán đã đạt đỉnh hay chưa?....
Thứ ba: Phân tích ngành
Bắt đầu dễ hơn, sau khi đã phân tích được chính sách vĩ mô các bạn đã nắm bắt được định hướng chính sách của chính phủ tập trung vào nghành mũi nhọn nào?, như năm 2017 quốc hội ra nghị quyết 02 về xử lý nợ xấu cho các ngân hàng, như vậy nghành ngân hàng sẽ hưởng lợi và phục hổi (và năm 2017 là năm bùng nổ của ngân hàng), rồi mục tiêu thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước (năm 2017 là năm thoái vốn khủng của VNM, SBA), và cổ phần hóa (Lọc hóa dầu bình sơn 2017, giá dầu thô phục hồi, năm 2017 lại bùng nổ của nghành dầu khí)….Như vậy có nhiều cách tiếp cận với phân tích nghành cho đầu tư, bạn có thể tiếp cận theo nghành đang có động lực phát triển, nghành hưởng lợi từ chính sách, nghành chủ chốt…..
Thứ tư: Phân tích công ty:
Sau khi phân tích nghành, các bạn lựa chọn được nghành cần quan tâm và tiến hành lọc các cổ phiếu của các nghành đó và việc của các bạn là lọc ra từ 3-5 công ty thuộc tốp đầu của nghành để tiến hành phân tích (công cụ lọc các bạn tham khảo tại đây).
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu, các bạn có thể phân loại cổ phiếu thành 06 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu (blue-chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu có tính mùa vụ…
CÁC BƯỚC CƠ BẢN PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY (tham khảo tại đây)
Tại trang wed của công ty
1. Tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà công ty kinh doanh, tiềm năng phát triển, thị trường và thị phần.
2. Cách thức tổ chức bán hàng của công ty như hệ thống cửa hàng, mạng lưới đại lý được phân bố và mở rọng trong thời gian qua và trong thời gian tới….
3. Đọc kỹ bản báo cáo thường niên của công ty (rất quan trọng và sâu).
4. Tài liệu, nghị quyết đại hội cổ đông mới nhất, cũ hơn (xem định hướng….)
5. Kế hoạch kinh doanh năm tới….
6. Sản phẩm mới……
CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN CẦN LƯU Ý
1. Ban lãnh đạo (ưu tiên ban lãnh đạo, có thâm niên với Công ty)
2.Cơ cấu cổ đông, mức độ cô đặc của cổ phiếu (ưu tiên có cổ đông nước ngoài, các quỹ).
3. Giao dịch của cổ đơn lớn (đang mua vào hay bán ra)
4. Công ty con, công ty liên kết (chú trọng các công ty cùng nghành hay khác..)
5. Các chỉ số cơ bản ban đầu:
+ Mức thanh khoản của cổ phiếu (nên > 100k)
+ Khối lượng đang niêm yết (nên trên 100 tr, giá trị vốn hóa>1000 tỷ
+ Chia cổ tức hàng năm (ưu tiên 1 phần tiền, 1 phẩn cổ phiếu)
+ EPS > 1.000 đ
+P/E ở mức hợp lý?
+ Giá trị sổ sách của CP so với giá đang ntn? (P/B?)
+ Thông tin tài chính ban đầu:
- Doan thu duy trì ở mức cáo, tốt nhất là tăng trưởng đều năm sau cao hơn năm trước.
- Lợi nhuận sau thuế duy trì đều, tốt nhất là năm sau cao hơn năm trước
- Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu (là cái để chú ý khi đọc báo cáo tài chính)
- EPS, P/E đều và cao (năm sau cao hơn năm trước càng tốt)
- ROE>15%.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Kiểm tra độ tin cậy của báo cáo tài chính
- Tổ chức kiểm toán BCTC (top 4 tổ chức kiểm toán uy tín)
- Ý kiến kiểm toán ra sao?
- Các số liệu quan trọng đều được giải thích tại Thuyết minh.
2. Phân tích theo chiều dọc
3. Phân tích theo chiều ngang
4. Phân tích các chỉ số về khả năng tăng trưởng
5. Phân tích các chỉ số vê khả năng thanh toán
6. Phân tích các chỉ số về khẳng năng sinh lời
….vàn vân vân mây (có chuyên đề riêng).
7. Các điểm lưu ý khi đọc báo cáo tài chính
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Để đơn giản hơn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ các bạn nên sử dụng phương pháp định giá P/E (THAM KHẢO TẠI ĐÂY)
SO SÁNH CÁC DOANH NGHIỆP CÙNG NGHÀNH
Các bạn phân tích các công ty trong nghành, xây dựng các tiêu chí tổng hợp để so sánh. Từ đó lựa chọn cổ phiếu cho riêng mình
(BẢN NHÁP, SẼ CẬP NHẬT DẦN)
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ KHÓA HỌC CƠ BẢN
1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
3. PHÂN TÍCH NGHÀNH
4. CHỌN CÔNG TY ĐẦU NGHÀNH QUA TIÊU CHÍ CÁC BỘ LỌC
5. PHÂN TÍCH THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
6. PHÂN TÍCH BAN LÃNH ĐẠO VÀ CƠ CẤU CỔ ĐÔNG
7. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
8. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
9. SO SÁNH CÁC CÔNG TY CÙNG NGHÀNH, THỊ TRƯỜNG CHUNG
10. CÁC ĐIỂM LƯU Ý KHI NHẤT ĐỊNH PHẢI NHỚ?
ADMIN