LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Tổng quan kiến thức đầu tư cho người mới
LESSON 5: Phương pháp phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)

Mối quan tâm của phân tích cơ bản là thiết lập và định giá giá trị của cổ phiếu. Hầu hết các báo cáo phân tích từ các nhà môi giới chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư dựa trên các nghiên cứu cơ bản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc quan tâm đến các báo cáo cơ bản, các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp cận thị trường theo một cách thực tiễn hơn, bằng cách quan sát và phân tích cách thức mọi người hành động trên thị trường tài chính.

Phân tích kỹ thuật là phương pháp tiếp cận tuyệt với để quan sát tâm lý của các nhà đầu tư. Mặc dù rất nhiều chuyên gia cho rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật loại trừ lẫn nhau, nhưng thực sự thì chúng có tình bổ sung cao và bạn nên kết hợp chúng với nhau để xác định thời điểm nào cần mua và thời điểm nào cần báo. Rất nhiều nhà đầu tư thành công bằng cách chọn lọc các cổ phiếu theo yếu tố cơ bản kết hợp với khả năng market-timing xuất sắc trên thị trường để thu về kết quả cực kỳ ấn tượng.

1. Lịch sử của phân tích kỹ thuật

Trong lịch sử, thương mại giữa các quốc gia đã phát triển từ rất lâu – gắn liền với các nền văn minh, nơi mà mà người ta đã lập ra các thị trường giao dịch hàng hóa như thị trường gạo ở Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, câu chuyện về phân tích kỹ thuật bắt đầu với Charles Dow, người phát minh ra chỉ số thị trường vào năm 1884.

Charles Dow phát minh biểu đồ Point and Figure sau khi ông nhận thấy: vào thời điểm mà các tin tức quan trọng được công bố, giá cổ phiếu đã tăng hoặc giảm rồi, có thể do các giao dịch nội gián. Sau đó ông đã ghi chép lại giá cổ phiếu trong một thời gian dài và tìm kiếm các điều kiện để giá hình thành một xu hướng mới. Ông quyết định mô phỏng giá ở dạng đồ họa thay vì một loạt các con số trên giấy.

Ông quyết định viết một loạt bài báo cho Wall Street Journal bày tỏ quan điểm của ông về thị trường tại chính vào những năm cuối thế kỷ 19. Tập hợp các bài báo đó được xem là “Lý thuyết Dow” và là cơ sở ban đầu cho phân tích kỹ thuật ngày nay. Ý tưởng quan trọng nhất mà lý thuyết Dow đưa ra đó là giá cả phản ánh sự cân bằng giữa cung và cầu cổ phiếu (hay sự hy vọng và sự sợ hãi của các nhà đầu tư). Và điều quan trọng nhất, sự mất cân bằng giữa cung và cầu của cổ phiếu là nguyên nhân chính hình thành xu hướng tăng hoặc giảm của cổ phiếu.

Chắc chắn, các khái niệm về nghiên cứu hoạt động của giá đã khá cũng được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20. Đến năm 1940 đến năm 1950 đi tiên phong bổ sung của phân tích kỹ thuật như Bill Jiler, Robert Edwares, John Magee, Alexander Wheelan và Abe Cohen đã tiến bộ vững chắc, không chỉ trong các loại biểu đồ được sử dụng để miêu tả các xu hướng, mà còn các kỹ thuật để phân tích biến động giá khi đầu tư chứng khoán.

Đến thế kỷ 20, John J.Murphy là người có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của phân tích kỹ thuật. Ông là người hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức phân tích kỹ thuật một cách bài bản và là tác giả của cuốn sách Technical Analysis of the Financial Markets. Ông cũng được xem là cha đẻ của phương pháp phân tích liên thị trường (inter – market analyst), được giới thiệu trong cuốn sách Intermarket Technical Analysis. Technical Analysis of the Financial Markets được xem là cuốn sách “gối đầu giường” của các nhà phân tích kỹ thuật, còn cuốn Intermarket Technical Analysis được đưa vào trong giáo trình CMT level 3 của Hiệp hôi phân tích kỹ thuật Hoa Kỳ.

Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật đã nghĩ rằng phân tích kỹ thuật là các chỉ báo (indicator) phức tạp và cung với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, họ cũng cho ra đời các chỉ báo và các robot giao dịch phức tạp hơn. Tuy nhiên, với quá phụ thuộc vào các chỉ báo sẽ khiến cho các nhà phân tích quên mất nguyên lỹ cốt lõi của môn khoa học đã có lịch sử 2 thế kỷ này.

2. Nền tảng của phân tích kỹ thuật

Rất nhiều người cho rằng phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng biểu đồ và các chỉ báo phức tạp để dự đoán được chuyển động của thị trường. Tuy nhiên, những nhà đầu tư chuyên nghiệp theo phương pháp này thì lại nhìn nhận phân tích kỹ thuật là một phương pháp dựa trên các quy luật để xem xét và dự báo diễn biến của giá. Phương pháp này được xây dựng dựa trên 3 định đề được coi là các hòn đá tảng trong phân tích kỹ thuật.

- Giá phản ánh tất cả: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng bất kỳ các yếu tố cơ bản, chính trị, tâm lý cuối cùng sẽ phản ánh vào cung và cầu của cổ phiếu. Nếu lượng cầu lớn hơn lượng cung thì giá cổ phiếu sẽ giảm và ngược lại. Quy luật cung cầu là quy luật nền tảng trong kinh tế học. Dù bất kỳ nguyên do gì đi nữa, giá cổ phiếu chỉ tăng nếu như lượng cung lớn hơn lượng cầu. Phân tích kỹ thuật không đi tìm nguyên nhân chính xác dẫn đến giá cổ phiếu thay đổi. Phân tích kỹ thuật trả lời câu hỏi của phân tích cơ bản một cách gián tiếp. Biểu đồ không nói giá tăng hay giá giảm, nhưng biểu đồ thể hiện cuộc chiến tâm lý giữa bên mua và bên bán trên thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật xuất sắc có thể dự đoán trước các điểm “gãy” lớn của thị trường như năm 2000 và năm 2008 mà không cần biết chính xác nguyên nhân tại sao.

- Giá luôn chuyển động có xu hướng: Giả định này nói rằng thị trường luôn ở trong một xu hướng nhất định và sẽ giữ xu hướng này cho đến khi đảo chiều. Nhắc đến xu hướng tức là đang nhắc đến phân tích kỹ thuật. Do đó mục tiêu của phân tích xu hướng thị trường là sớm xác định những dấu hiệu hình thành và kết thúc xu hướng. Giao dịch theo xu hướng là trường phái giao dịch phổ biến nhất trong giới tài chính chuyên nghiệp.

- Lịch sử luôn lặp lại: Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật đều quan tâm đến tâm lý của con người. Các mô hình trong phân tích kỹ thuật đã xuất hiện hàng trăm năm nay phản ảnh trạng thái tâm lý của các nhà đầu tư tại một thời điểm nhất định, có thể là tích cực hay tiêu cực. Khi các mô hình đã được kiểm chứng trong quá khứ, người ta giả định rằng nó sẽ tiếp tục có hiệu quả trong tương lai. Điều này dựa trên phân tích trạng thái tâm lý con người là: lòng tham, nỗi sợ hãi, sự kỳ vọng– vẫn không thay đổi theo thời gian. Tương lai chính là hình bóng của quá khứ dưới các trạng thái khác nhau mà thôi.

Lý thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật:

Từ lịch sử hình thành, thì lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal (Lý thuyết Dow) đến nay vẫn là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật, mọi chỉ báo kỹ thuật (indicator) đều dựa trên nền tảng là Lý thuyết Dow.

3. Các công cụ phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật trong giới chuyên nghiệp được hiểu là việc sử dụng các quy luật trong tự nhiên để xem xét diễn biến và chuyển động của giá, là một phương pháp vô cùng hiệu quả để xác định tâm lý thị trường, tiếp cận thị trường theo hướng thực tiễn hơn bằng cách quan sát cách thức mọi người đang giao dịch. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư chọn được điểm mua và bán đúng thời điểm.

Tuy nhiên để đơn giản hóa các biến quan sát, người ta đã nghiên cứu và xây dựng lên vô số các chỉ báo kỹ thuật (indicator), từ đó xây dựng lên hàng tá các robot tự động giao dịch. Các nhà đầu tư mới tham gia thường chú ý và sử dụng ngay những chỉ báo phức tạp mà quên đi bản chất thật sự của phân tích kỹ thuật nên thường thận tượng hóa các hệ thống được rao bán trên thị trường và tham gia hàng loạt các khóa học phân tích kỹ thuật? Các khóa học phân tích kỹ thuật thì nhan nhản trên thị trường là vì dạy phân tích kỹ thuật rất dễ dàng. Nếu bạn chỉ cần bỏ chút thời gian ngồi nghiền ngẫm suy nghĩ là hiểu được hết các cơ chế hoạt động của indicator và hệ thống và bạn cũng sẽ hoàn toàn có thể mở các lớp dạy người khác.

Phân tích kỹ thuật có vô số các chỉ báo, được nhóm lại thành các dạng chủ yếu sau;

- Nhóm chỉ báo các đường trung bình (MA, EMA, SMA, MACD…)

- Nhóm chỉ báo theo chu kỳ: (Bollinger; RSI…)

- Nhóm chỉ báo sức mạnh: Khối lượng, MFI…)

Các hệ thống giao dịch đại đa số có thể tổng hợp bởi một vài điểm sau: 

1. Mua khi chỉ báo kỹ thuật báo A, Bán khi chỉ báo kỹ thuật báo B.

2. Mua khi bạn thấy mô hình dạng X, Bán khi bạn thấy mô hình dạng Y.

3. Mua ở mức hỗ trợ, Bán ở mức kháng cự.

4.Mua dựa vào đột phá của mức kháng cự, bán dựa vào đột phá của mức hỗ trợ.

Đây là 4 câu thần chú mà lặp đi lặp lại đến phát ngán của các thầy dạy phân tích kỹ thuật.

Như vậy, muốn am hiểu phân tích kỹ thuật các bạn cần hiểu được bản chất của phương pháp mà tránh sa đà quá nhiều vào các indicator, các bạn có thể nghiên cứu phân tích kỹ thuật theo đề cương đưới đây để có bước đi nhanh nhất trong học phân tích kỹ thuật.

1. ĐƯỜNG GIÁ (CANDLESTICK, LIKE, BAR…).

2. KHÁNG CỰ HỖ TRỢ (CẢN ĐỘNG, CẢN TĨNH, CẢN TÂM LÝ).

3. LÝ THUYẾT DOW (CÁI NÀY KHÓ NHẤT)

4. TRENDLINE

5. MOVING EVERAGE (MA, SMA, EMA)

6. BOLLINGER BAND, STOCHATIST, RSI, MACD

7. BỘ CÔNG CỤ FINONACCI

8. SÓNG ELLIOTT

9. PHÂN KỲ HỘI TỤ

10. GIAO DỊCH THEO MÔ HÌNH

VIỆC CỦA BẠN BÂY GIỜ LÀ NGHIÊN CỨU VÀ LUYỆN TẬP ĐỂ TRỞ CHUYÊN GIA VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN BẤT CỨ THỊ TRƯỜNG NÀO.

CÁI KHÓ NHẤT LÀ LÝ THUYẾT DOW, ĐÂY LÀ QUYỂN SÁCH 1200 TRANG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CMT CỦA MỸ, TẤT CẢ CÁC CHUYÊN GIA PHỐ WALL ĐỀU PHẢI NẮM CHẮC LÝ DOW, HIỆN TẠI VIỆT NAM CHƯA CÓ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT NÊN TIẾP CẬN LÝ THUYẾT DOW CÒN HẠN CHẾ. NẮM CHẮC LÝ THUYẾT DOW BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KHÁC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ, VÀ CÓ THỂ KHÔNG CẦN PHẢI DÙNG CÁC CHỈ BÁO CÁC BẠN VẪN RA ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH CHÍNH XÁC.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

ADMIN

Tags: phân tích chứng khoán, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, lý thuyết dow;
Tin bài đã đăng
LESSON 12: Cách lập kế hoạch, quản trị lợi nhuận, rủi ro
LESSON 11: Tâm lý nhà đầu tư cá nhân
LESSON 10: Phương pháp quản lý vốn
LESSON 9: Xây dựng hệ thống và nguyên tắc giao dịch
LESSON 8: Hành vi giá
LESSON 6: Phân tích tâm lý thị trường
LESSON 4: Phương pháp Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán
LESSON 3: Các trương phái phân tích đầu tư phổ biến hiện nay
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
LESSON 7: Sóng Elliott và Fibonacci
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Nhóm zalo Hội viên đồng hành
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Hệ thống kiến thức chứng khoán cơ bản giành cho người mới (F0)
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
Khóa học Đầu tư chứng khoán
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán