Công ty đại chúng | Công ty đại chúng quy mô lớn là gì? | Có gì khác với công ty chưa đại chúng
Khi đầu tư chứng khoán, người không chuyên thường không hiểu rõ và không phân biệt được giữa công ty đại chúng, công ty cổ phần, công ty TNHH, …Một điều rất hay gặp ở người mới, vậy nên ở bài viết này, hãy cùng Lớp học chứng khoán tìm hiểu xem Công ty đại chúng là gì và điểm khác biệt so với những loại hình doanh nghiệp liên quan.
Bài viết thuộc nhóm bài KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, bạn có thể tham khảo thêm để có nền tảng kiến thức đầy đủ và vững chắc hơn.
(Ảnh minh họa)
Công ty đại chúng là gì?
Công ty Đại chúng được hiểu là Công ty Cổ phần có quy mô và độ phổ biến “đủ lớn” để đạt được tính “Đại chúng”. Chính xác hơn, theo định nghĩa trong luật chứng khoán :
Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
- Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
- Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành Công ty Đại Chúng thì Công ty Cổ phần đó phải nộp hồ sơ để báo cáo Ủy ban Chứng khoán biết và quản lý.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của công ty cổ phần, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy các Công ty Đại chúng sẽ có thêm Ủy ban Chứng khoán quản lý, còn các Công ty cổ phần khác còn lại chưa đạt được tính “Đại chúng” vẫn sẽ chỉ có Sở kế hoạch Đầu tư quản lý.
Công ty cổ phần sẽ không còn là công ty đại chúng nếu vi phạm một trong 2 điều kiện đăng ký (số vốn điều lệ và số cổ đông có quyền biểu quyết). Việc hủy tư cách Công ty đại chúng sẽ do Uỷ ban chứng khoán nhà nước xem xét và quyết định dựa trên các điều khoản có trong Luật chứng khoán hiện hành.
Công ty đại chúng quy mô lớn
Một khái niệm khác cần quan tâm là Công ty Đại chúng quy mô lớn, Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty đại chúng có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán (quy định mới nhất đã loại bỏ một điều kiện khác là có ít nhất 300 cổ đông).
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Khác biệt lớn nhất giữa công ty đại chúng thông thường và công ty Đại chúng quy mô lớn là công bố thông tin. Trong đó đáng chú ý nhất là khi công bố Báo cáo tài chính thì Công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố thêm Báo cáo Tài chính quý và Bán niên 6 tháng đầu năm thay vì chỉ có mỗi Báo cáo Tài chính Kiểm toán năm như bình thường.
Công ty đại chúng khác gì so với CTCP chưa phải đại chúng
Để dễ so sánh sự khác nhau giữ công ty đại chúng và công ty chưa phải là đại chúng, ta cùng tham khảo bảng sau:
TIÊU CHÍ
|
ĐẠI CHÚNG
|
CHƯA ĐẠI CHÚNG
|
1. Cơ quan quản lý
|
UBCK NN &Sở KHĐT
|
Sở KHĐT
|
2. Công bố thông tin
|
Công bố thông tin theo quy định (BCTC, thay đổi tổ chức)
|
Không phải công bố
|
3. Website
|
Bắt buộc
|
Không bắt buộc
|
4. Đảm bảo lợi ích cổ đông
|
Công bằng như nhau
|
Khó công bằng
|
5. Đảm bảo về tổ chức bộ máy
|
Tuân thủ tuyệt đối theo PL
|
Chưa tuyệt đối
|
6. Công khai minh bạch
|
Đảm bảo CK minh bạch
|
Khó đảm bảo
|
7. Thực hiện ĐK&Lưu ký CK tập trung
|
Đăng ký mã CK và thực hiện lưu ký tại VSD
|
không
|
8. Chuyển nhượng CK
|
Dễ dàng, an toàn dưới sự giám sát và quản lý của VSD
|
Tự thỏa thuận
|
9. Uy tín
|
Cao hơn
|
Thấp hơn
|
Chú thích:
- UBCK NN – Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
- Sở KHĐT – Sở kế hoạch đầu tư
- BCTC – Báo cáo tài chính
- PL – Pháp luật
- CK – Chứng khoán
- VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán
So sánh công ty đại chúng và các loại hình doanh nghiệp khác
Nội dung
|
Công ty TNHH
|
Công ty Cổ phần
|
CTCP nói chung
|
CTCP chưa phải Đại chúng
|
CTCP là Công ty đại chúng
|
Số cổ đông
|
Từ 1-50 cổ đông
|
>= 3 cổ đông
|
100 > cổ đông >= 3
Hoặc
< 30 tỷ đồng
|
>= 100 cổ đông
Và
>= 30 tỷ đồng
|
Vốn điều lệ thực góp
|
Không quy định
|
Không quy định
|
Đơn vị quản lý
|
Phòng đăng ký Kinh doanh – Sở KHĐT
|
Phòng đăng ký Kinh doanh – Sở KHĐT
|
Phòng đăng ký Kinh doanh – Sở KHĐT
|
Phòng đăng ký Kinh doanh – Sở KHĐT
UBCK NN
|
So sánh công ty đại chúng và các loại hình doanh nghiệp phổ biến khác
Ghi chú: - Ít nhất 100 cổ đông của công ty đại chúng phải sở hữu tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết và không phải là các cổ đông lớn.
- Một số nghành nghề có điều kiện như Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm, Quỹ, Kiểm toán, ... sẽ do các cơ quan chuyên nghành đó quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Uỷ Ban chứng khoán, Bộ tài chính, … bên cạnh Phòng Đăng ký Kinh doanh (Sở kế hoạch Đầu tư các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
Lợi thế khi đăng ký làm công ty đại chúng
Việc đăng ký để trở thành công ty đại chúng sẽ khẳng định tính minh bạch; công khai; hệ thống tổ chức, quản lý chặt chẽ, giúp nâng cao vị thế, danh tiếng của công ty trên thị trường.
Khi có một sự uy tín nhất định, chiếm được lòng tin tưởng của nhà đầu tư, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn lúc cần thiết.
Tính minh bạch trong hoạt động của công ty đại chúng cũng đảm bảo lợi ích cho cổ đông hơn, khiến họ an tâm khi rót vốn đầu tư.
Ngoài ra, do có sự quản lý, giám sát của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nên việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông trong Công ty đại chúng trở nên dễ dàng và an toàn an toàn hơn.
Sàn giao dịch đại chúng
Các công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) theo quy định (ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận là Công ty đại chúng).
Hay nói dễ hiểu hơn là chứng khoán của tất cả các Công ty đại chúng kể cả chưa niêm yết để giao dịch đều phải chuyển hết về cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán VSD – một đơn vị trực thuộc của UBCKNN quản lý (xem thêm chứng khoán niêm yết, chưa niêm yếtTẠI ĐÂY)
Công ty đại chúng nào cũng sẽ có mã chứng khoán riêng để có sự quản lý chung của nhà nước, tránh hiện tượng giao dịch “khống” dễ dẫn đến lừa đảo như ngày xưa qua các hợp đồng chuyển nhượng nhiều khi là viết tay với nhau – khi còn tồn tại thị trường tự do không có sự quản lý của nhà nước (gọi tắt là thị trường OTC).
Như vậy, nếu một Công ty Cổ phần (CTCP) đã có mã chứng khoán tức là đã là công ty đại chúng có sự quản lý của VSD, còn một CTCP mà không có mã tức là chưa phải công ty đại chúng và hiện tại vẫn do Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố quản lý.
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Muốn chuyển nhượng mua bán được thì các nhà đầu tư cần mở tài khoản tại các Công ty Chứng khoán (CTCK), sau đó qua sự trung gian của các CTCK thì mọi hoạt động thanh toán giao dịch tiền – chứng khoán sẽ được thực hiện thông qua tổng đầu mối là VSD – một đơn vị của Nhà nước, qua đó giúp bảo đảm hơn rất nhiều nếu so với giao dịch thông thường như khi còn do Sở kế hoạch đầu tư quản lý.
Còn khi không phải Công ty Đại chúng thì việc chuyển nhượng lại thành trực tiếp hơn, hai bên mua bán chỉ việc viết giấy mua bán (hoặc hợp đồng theo mẫu) có sự xác nhận của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần và sau đó phải đăng ký lại Giấy phép kinh doanh mới do có sự xáo trộn cổ đông với Sở kế hoạch đầu tư (khá phức tạp).
Trên đây là những chia sẻ có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về công ty đại chúng và phân biệt nó với công ty chưa phải đại chúng, mong cung cấp thông tin hữu ích tới bạn. Chúc bạn sớm thành công trong sự nghiệp đầu tư của mình.
—————————————————————
Các nội dung liên quan:
Chứng khoán đã lưu ký và chứng khoán chưa lưu ký
IPO là gì? Khái niệm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng
Chứng khoán là gì? - Các khái niệm cơ bản liên quan thường gặp
Cổ phiếu là gì? Các loại cổ phiếu
Những sai lầm thường thấy trong đầu tư chứng khoán
Kênh bổ túc kiến thức cơ bản cho người mới
—————————————————————
KHÓA ĐÀO TẠO CHỨNG KHOÁN:
- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí, TẠI ĐÂY
- Khóa học Đầu tư chứng khoán nâng cao, TẠI ĐÂY
- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, TẠI ĐÂY
—————————————————————
Lớp học chứng khoán
—————————————————————