CHỈ SỐ VN-INDEX LÀ GÌ?
CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ VN-INDEX
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Khái niệm chỉ số VN-INDEX
2. Công thức áp dụng tính chỉ số VN-INDEX
3. Giải thích các biến của công thức và một số điểm lưu ý
4. Nguyên tắc điều chỉnh các biến trong công thức (Hệ số chia)
5. Ý nghĩa của chỉ số VN-Index
6. Những điểm hạn chế trong công thức tính chỉ số VN-Index
—————————————————————
1. Khái niệm chỉ số VN-Index
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại SGDCK TPHCM.
Chỉ số VN-Index so sánh giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, ngày đầu tiên thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.
Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở tính trong công thức chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.
Đây là bộ chỉ số được xây dựng và quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (sàn HOSE)
2. Công thức tính chỉ số VN-INDEX
Công thức tính chỉ số VN-Index:
VN-Index = (CMV / BMV) x 100
CMV = ∑pit x qit
BMV = ∑pio x qio
Trong đó :
CMV : Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại
BMV : Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở
pit : Giá của cổ phiếu i tại thời điểm tính toán.
Qit : Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm tính toán.
Pio : Giá của cổ phiếu i tại thời điểm cơ sở
qio : Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i tại thời điểm cơ sở.
3. Giải thích một số khái niệm trong công thức
CMV : Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại: = Khối lượng hiện tại x Giá hiện tại
BMV : Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở = ∑pio x qio
Ngày cơ sở (hay ngay gốc): là ngày đầu tiên bộ chỉ số được đưa vào hoạt động. VN-INDEX là ngày 28/7/2000.
Tại sao hệ số nhân là 100: đây là sự lựa chọn của sở giao dịch (hay chủ thể quản lý bộ chỉ số), Tùy vào mỗi thị trường mỗi quốc gia, thì cách lấy điểm gốc sẽ khác nhau.
Ví dụ như ở Việt Nam thì cả 3 sàn đều lấy gốc là 100 điểm.
Nhưng ở Anh hay Mỹ, họ lại chọn điểm gốc là 1.000 điểm.
Nguyên nhân là vì các quốc gia đó đã phát triển lâu đời, số Doanh nghiệp tham gia niêm yết lớn nên cần lấy số lớn để điểm số biểu hiện sâu hơn (có thể xem quy mô niêm yết tại Video, nguồn gốc chỉ số chứng khoán và các bộ chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới).
Do đó điểm cơ sở của VN-INDEX là Kết quả cuối cùng của ngày cơ sở =(CMV / BMV) x 100 = 100 (Do ngày đầu tiên CMV=BMV)
Ký hiệu: VN Index; Giá trị cơ sở: 100; Ngày cơ sở: 28/7/2000:
Ngày cơ sở: Ngày giao dịch đầu tiên của sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Giá cơ sở: Vnindex=(444.000.000.000/444.000.000.000)x100=100
4. Cập nhật điều chỉnh giá trị vốn hóa thị trường cơ sở
BMV = ∑pio x qio
Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở hay chính = HỆ SỐ CHIA (xem video Cách tính chỉ số chứng khoán của Việt Nam) => Bản chất BMV là không cố định và điều chỉnh khi có biến động
Hệ số chia được điều chỉnh khi có nhân tố làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán. Nguyên tắc điều chỉnh được tính như sau:
Số chia mới d = Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi / Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi x số chia cũ.
Cụ thể, trong trường hợp có cổ phiếu mới được đưa vào niêm yết, số chia mới được tính như sau:
d = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ + giá thị trường của cổ phiếu mới niêm yết/ Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết cũ x số chia cũ
Paascher
Ngày 4-8-00 có thêm hai cổ phiếu Hapaco HAP và Transimex TMS được đưa vào giao dịch, do đó ta phải tìm số chia mới.

Số chia mới: d=[514.028.000.000/(253.500.000.000+213.600.000.000)]x444.000.000.000= 488.607.219.010
Vnindex=(Số chia mới/Số chia mới)x100=(514.028.000.000/444.000.000.000)x100
=105,2
Vậy kết thúc phiên giao dịch ngày 4/8/2000 chỉ số Vnindex đóng cửa ở mức 105,2 tăng (105,2-10,38)/100=1.82% so với ngày 2/8/2000
5. Ý NGHĨA CHỈ SỐ VN-INDEX
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại SGDCK TPHCM. Chỉ số được tự động cập nhật liên tục. Sựu biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.
* Sự biến động được so sánh giữa phiên hiện tại và phiên giao dịch trước liền kề, so với kỳ gốc

* Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 có 2 cổ phiếu niêm yết là REE, SAM

Vnindex=(444.000.000.000/444.000.000.000)x100=100
Phiên giao dịch ngày 2/8/2000 kết quả giao dịch như sau
Vnindex=(459.000.000.000/444.000.000.000)x100=103,38
Như vậy phiên đóng cửa ngày 2/8/2000 chỉ số Vnindex là 103,38 điểm:
Số điểm tăng so với phiên trước: 103,38-100=3.38 điểm
% điểm tăng so với phiên trước: 3.38/100*100% = 3.38%.
Hiện tại chỉ số ở mức 901.89 điểm (so với gốc gấp 9 lần)
Lưu ý:
Chỉ số tăng do đâu:
+ Do giá từng cổ phiếu tăng
+ Do số lượng cổ phiếu lưu hành tăng thêm (niêm yết mới)
Như vậy, Phân tích sự biến động Chỉ số giá Index của Thị trường qua thông số Giá trị vốn hóa Thị trường biến tướng ra chính là phân tích sự biến động giá của tổng hợp các cổ phiếu. Và Index chính là Giá của Tổng thị trường.
6. Điểm hạn chế của chỉ số VN-INDEX
VN-Index = (CMV / BMV) x 100
Công thức tính dựa trên tổng giá trị vốn hoá của toàn bộ số lượng cổ phiếu niêm yết tại HSX
Chỉ điều chính hệ số chia (Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở) khi có sự thay đổi về Khối lượng, giá cổ phiếu
Không hạn chế tỷ lệ vốn hoá của cổ phiếu lớn, tỷ lệ free-float của các cổ phiếu
=> Do đó chỉ số VN-INDEX bị chi phối bới một số cổ phiếu vốn hoá lớn (như VIC, VRE, VHM chiếm hơn 20% giá trị vốn hoá tính vào chỉ số)
Một số cp mặc dù không có thanh khoản nhưng biến động giá lớn dẫn đến chi phối điểm số VN-INDEX (Như SAB, MSN…)
Do đó nhiều khi chỉ số bị bóp méo bới một số cổ phiếu lớn, dẫn đến phản ánh ko đúng diễn biến của thị trường (Xanh vỏ đỏ lòng)…
Nguyên nhân dẫn đến ra đời các bộ chỉ số khác khắc phục những hạn chế trên: VN30. VN100….
XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
—————————————————————
CÁC KHÓA HỌC CHỨNG KHOÁN CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:
- Khóa học Chứng khoán cơ bản miễn phí, TẠI ĐÂY
- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, TẠI ĐÂY
- Khóa huấn luyện đầu tư chứng khoán, giao dịch phái sinh, TẠI ĐÂY
—————————————————————
Lớp học chứng khoán
—————————————————————