LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Các phương pháp đầu tư chứng khoán
Tìm hiểu chi tiết về chiến lược đầu tư tăng trưởng

Chiến lược đầu tư tăng trưởng là gì? Các bước đầu tư tăng trưởng như thế nào? Hãy cùng chứng khoán Trí Đức tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lợi nhuận cao/Rủi ro cao

Đây là một trong những phong cách đầu tư phổ biến nhất. Các nhà đầu tư tăng trưởng đầu tư vào những công ty có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu lớn (tối thiểu 15-20%/năm), lịch sử tăng trưởng bền vững để chờ thu lợi nhuận nhờ tăng trưởng trong dài hạn. Họ hy vọng bằng việc mua và nắm giữ những cổ phiếu như vậy trong khoảng thời gian dài, giá của những cổ phiếu đó sẽ tăng và kéo theo danh mục đầu tư tăng trưởng cũng sẽ tăng hơn 15-20%/năm.

Tuy nhiên, những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cao cũng chính là những cổ phiếu có tỷ lệ rủi ro cao. Vì các nhà đầu tư sẵn lòng trả giá cao hơn quy định cho chúng nên tỷ số P/E của chúng rất cao. Lý do ẩn sau hành động này là vì họ cho rằng theo tiềm năng tăng trưởng, những cổ phiếu đó xứng đáng tăng cao hơn mức trung bình. Ngoài ra, họ cho rằng nên duy trì tỷ số P/E ở mức cao khi một công ty tiếp tục giữ vững tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao trong 3-10 năm. Nhưng tỷ số P/E rất dễ bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhận thức về tăng trưởng trong tương lai hay do sự suy giảm lòng tin vào sự tăng trưởng đó của nhà đầu tư gây nhiều đợt sụt giảm nghiêm trọng tỷ số P/E của các cổ phiếu tăng trưởng.

Sự bất ổn định của tỷ số P/E cao là rủi ro chung cho những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cao và đó là điều mà các nhà đầu tư tăng trưởng buộc phải chấp nhận. Hãy nhớ rằng các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau, nếu bạn không có khả năng chịu rủi ro nhưng vẫn muốn trở thành nhà đầu tư tăng trưởng, bạn nên tập trung vào những ngành ít biến động hơn.

Biểu đồ PQ của nhà chiến lược đầu tư tăng trưởng

Chiến lược đầu tư tăng trưởng - Biểu đồ

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, việc trở thành một nhà đầu tư tăng trưởng thành công đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phẩm chất. Bạn cần có sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng rủi ro cao.

Bản chất của nhà đầu tư tăng trưởng là đầu tư dài hạn nên nó không đòi hỏi nhiều thời gian cho quản lý danh mục đầu tư. Bạn chỉ theo dõi tin tức về cổ phiếu hiện đang nắm giữ để biết được những trở ngại đối với cổ phiếu hay sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư khác đối với công ty, ngành. Ngoài ra, một nhà đầu tư tăng trưởng có thể thực hiện tốt các kỹ năng số học bình thường và kỹ năng kỹ thuật tối thiểu. Yêu cầu về tính kỷ luật ở mức độ vừa phải. Yêu cầu cấp thiết nhất về tính kỷ luật là không bán ra cổ phiếu khi chúng trải qua những đợt biến động nhẹ.

Quy trình đầu tư dành cho các nhà chiến lược đầu tư tăng trưởng

Quy trình chung gồm: Lựa chọn cổ phiếu, lựa chọn thời điểm mua vào, bán ra và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư tăng trưởng, vấn đề trọng tâm là lựa chọn cổ phiếu.

Chiến lược lựa chọn cổ phiếu: Tìm ra những cổ phiếu tăng trưởng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn sau:

  • Tăng trưởng doanh thu trên một cổ phiếu được dự đoán cao nhất trong 1 đến 5 năm tới: Đây là định nghĩa của cổ phiếu tăng trưởng. Doanh thu trong tương lai là điều mà chúng ta hướng tới.
  • Tăng trưởng doanh thu trên một cổ phiếu cao nhất trong lịch sử trong 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm: Tăng trưởng doanh thu trong lịch sử cao chứng tỏ công ty có thể tạo ra doanh thu. 
  • Cân biên lợi nhuận tăng: Lợi nhuận tăng có nghĩa là mọi hoạt động của công ty đang diễn ra rất tốt, lợi nhuận và doanh thu trên một cổ phiếu tăng.
  • Liên tiếp gây ngạc nhiên về lợi nhuận theo hướng tích cực: Nếu một công ty vượt quá mức dự đoán về các yếu tố cơ bản thì đó là dấu hiệu quản lý tốt. Ngược lại, đó là dấu hiệu cho thấy công ty đó không quản lý được chi phí, doanh thu hay cả hai.
  • Những người trong nội bộ mua vào nhiều: Điều này cho thấy họ tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của công ty.
  • Tăng trưởng doanh thu dự đoán trong ngắn hạn: Khi các nhà phân tích dự đoán sẽ đem lại một dấu hiệu rất tích cực cho thị trường. Điều này khiến chúng ta tin tưởng vào tương lai của công ty.
  • Tỷ lệ tăng doanh thu cao: Tăng doanh thu đặc biệt thích hợp với những ngành non trẻ như kinh doanh mạng và các ngành thiên về nghiên cứu như công nghệ sinh học. Doanh thu tăng nhan là cách để nhận ra một cổ phieus tăng trưởng nhờ công nghệ mới.
  • Tỷ lệ P/E hợp lý so với mức tăng trưởng doanh thu dự đoán và doanh thu lịch sử: Điều này đảm bảo rằng chúng ta đang mua cổ phiếu tăng trưởng với mức giá hợp lý – quy tắc GARP.

Các tiêu chuẩn này hay các tiêu chuẩn nghiên cứu cổ phiếu của chính bạn sẽ giúp bạn xây dựng một danh sách gồm 25 cổ phiếu tăng trưởng cao và bạn cần thu hẹp danh sách đó xuống 4 đến 5 loại tốt nhất để mua vào. Để đánh giá danh sách cổ phiếu thu gọn, ta có thể dựa theo bảng sau:

Câu hỏi đánh giá Tốt Xấu
Cổ phiếu có dấu hiệu của đà tăng trưởng không? Không
Cổ phiếu có thể hiện những đợt sụt giảm lớn và những đợt tăng nhanh không? Ít biến động Biến động mạnh
So với những cổ phiếu khác trong danh sách, tỷ lệ tăng doanh thu của cổ phiếu đó cao nhất trong 5 năm không? Không
Các nhà phân tích thay đổi doanh thu dự đoán cao hơn hay thấp đi Cao hơn Thấp đi
Có bao nhiêu nhà phân tích đưa ra dự đoán EPS Nhiều hơn 5 Ít hơn 5
Những bất ngờ về doanh thu mang tính tích cực hay tiêu cực Tích cực Tiêu cực
Hầu hết lời khuyên là nên mua vào hay bán ra cổ phiếu Mua vào Bán ra
Tỷ số P/E so với trung bình ngành và chỉ số S&P 500 như thế nào? Bằng hoặc thấp hơn Cao hơn
Những tin tức về công ty gần đây là tin tốt hay tin xấu? Tin tốt Tin xấu
Gần đây, nội bộ công ty bán ra hay mua vào Người mua nhiều hơn người bán Người bán nhiều hơn người mua
Nhóm ngành của cổ phiếu hoạt động thế nào? Trên trung bình Dưới trung bình

 

Chiến lược đầu tư tăng trưởng – Chiến lược mua vào và bán ra: Đối với nhà đầu tư tăng trưởng, phương pháp thời điểm không quan trọng bằng các phương pháp khác vì cổ phiếu tăng trưởng được nắm giữ trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có những công cụ dự báo để tránh phạm sai lầm. Trong đó, phổ biến hiện nay là dựa trên đường MACD – Đường dao động quanh đường chuẩn (zero line), được dùng để đo độ chênh lệch giữa kỳ vọng hiện tại và kỳ vọng trong tương lai của nhà đầu tư.

Chiến lược quản lý danh mục đầu tư:

  • Đa dạng hóa cổ phiếu và ngành đầu tư bằng cách nắm giữ nhiều loại cổ phiếu hoặc mua cổ phiếu của nhiều ngành khác nhau. Con số khuyến nghị ở đây là nắm giữ từ 15 loại cổ phiếu trở lên để phân tán rủi ro nếu bạn có đủ thời gian để quản lý chúng. Với 15 loại cổ phiếu, khi một cổ phiếu trong số đó giảm đi 50% giá trị, lợi nhuận thu được từ toàn bộ danh mục đầu tư cũng chỉ giảm 3%.
  • Thường xuyên quản lý danh mục đầu tư: Thực hiện tối thiểu hàng tuần để kịp thời phát hiện những sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của thị trường và sự tin tưởng của nhà đầu tư.
  • Quản lý lượng tiền mặt: Khi các cổ phiếu đạt giá trị cao nhất, bạn nên giữ 10%-30% danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt bằng cahcs đơn giản là không thay thế những cổ phiếu ngừng tăng trưởng do rơi vào tình trạng yếu kém.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng - Quản lý danh mục đầu tư

Lời khuyên để có các chiến lược đầu tư tăng trưởng thành công

Đầu tư tăng trưởng có tỷ lệ thành công cao nhưng luôn đi kèm với rủi ro cao. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn trở thành một nhà đầu tư tăng trưởng thành công:

  1. Không để cảm xúc ảnh hưởng đến đầu tư: Đây là quy tắc hàng đầu đối với bất kỳ nhà đầu tư nào.
  2. Tìm kiếm cổ phiếu hội tụ đủ 3 yếu tố: Hãy lựa chọn những cổ phiếu có đủ ba đặc điểm của một cổ phiếu tăng trưởng tốt: thương hiệu mạnh, quản lý hiệu quả và công nghệ cao.
  3. Kiểm tra cổ phiếu qua GARP: Hãy chắc chắn rằng bạn đang đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng với mức giá không cao hơn 1,5 lần tỷ lệ doanh thu. Bất cứ cổ phiếu nào có mức giá cao hơn sẽ khiến bạn gặp rủi ro bởi tác hại của cổ phiếu có tỷ số P/E cao.
  4. Xác định thời điểm mua vào: Bạn nên hiểu rõ tầm quan trọng của những công cụ dự báo kỹ thuật để xác định thời điểm bán ra và mua vào. Nếu bạn bán ra khi một cổ phiếu đang ở mức thấp hơn trị giá trung bình 50 ngày chuyển vận, đừng mua một cổ phiếu đang ở mức thấp hơn trị giá trung bình 50 ngày chuyển vận. Hãy đợi cho đến khi nó ở trên mức trung bình.
  5. Xem xét xu hướng ngành: Nếu một công ty khác thuộc ngành bạn đầu tư đang bắt đầu đi xuống, đó là dấu hiệu gây phiền toái cho toàn ngành và dấu hiệu kết thúc quá trình tăng trưởng cao của tất cả các cổ phiếu liên quan. Nhưng bạn vẫn phải đánh giá cổ phiếu của mình. Một số công ty mạnh có thể vượt qua các đợt sụt giảm có tính chu kỳ. Chẳng hạn như khi công việc kinh doanh của những nhà bán lẻ khác sa sút trong suốt thời kỳ suy thoái của ngành công nghiệp bán lẻ, Wal-Mart vẫn tiếp tục lớn mạnh. Chính tầm nhìn đặc biệt, mô hình kinh doanh độc đáo và sức mạnh thương hiệu đã giúp Wal-Mart vượt qua cơn bão.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng - Xem xét xu hướng ngành

  1. Lưu ý đến những điều bất ngờ: Những bất ngờ về doanh thu là dấu hiệu tốt của cổ phiếu tăng trưởng, bởi những công ty tăng trưởng cao thường hoạt động tốt hơn cả mong đợi của thị trường. Các công ty này thường vượt qua ngưỡng dự đoán doanh thu và do đó, tạo ra những bất ngời doanh thu mang tính tích cực.
  2. Thiết lập những điểm chặn lỗ an toàn: Việc đặt ra những điểm chặn lỗ khi giá xuống nhằm bảo vệ lợi nhuận của bạn và giúp bạn tránh khỏi đợt sụt giảm mạnh. Nhập điểm dừng vào chương trình thông báo qua thư ddienj tử danh mục đầu tư và khi giá cổ phiếu giảm xuống mức giá chặn lỗ, hay định giá lại cổ phiếu.
  3. Chú ý đến lợi nhuận đang tăng: Lợi nhuận tăng là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy doanh thu đang tăng. Nếu lợi nhuận từ cổ phiếu tiếp tục tăng trong nhiều quý, chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng. Bạn sẽ tìm thấy thông tin này trong báo cáo 10K và 10Q.
  4. Sử dụng phương pháp “Chi phí đô-la trung bình”: Nếu lượng vốn của bạn có giới hạn, hãy đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng. Bạn hãy đầu tư vào các mức giá khác nhau, có thể là mức gia cao hoặc thấp.
  5. Suy nghĩ trong dài hạn: Các nhà đầu tư tăng trưởng mua và nắm giữ cổ phiếu của các công ty với hy vọng cổ phiếu này sẽ tiếp tục tăng đột biến và không bị tác động bởi tình hình thị trường. Nhưng tất cả các cổ phiếu rồi sẽ phải đổi chiều, đặc biệt là cổ phiếu tăng trưởng với tỷ số P/E cao. Nhưng nếu bạn mua vào khi tỷ số P/E đã tăng đến mức cực điểm, trong thời gian ngắn hạn, bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi cổ phiếu trải qu những đợt tăng giảm thông thường. Khi cổ phiếu đó biến động, hãy quan sát thật ky. Nếu những nhân tố ban đầu tác động khiến bạn mua cổ phiếu vẫn tồn tại, bạn nên nắm giữ cổ phiếu đó. Toàn bộ cơ sở của đầu tư tăng trưởng là tệ tăng trưởng trong dài hạn tạo ra sự thay đổi xu hướng nhất thời và sự ưa chuộng trên thị trường cổ phiếu.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng - Suy nghĩ trong dài hạn

  1. Nhận biết thời điểm bán ra: Bạn nên bán một số cổ phiếu tăng trưởng khi nó không còn tăng trưởng nữa. Điều này có nghĩa là bạn phải thường xuyên xem xét lại cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình. Hãy quan sát xem liệu nhãn hiệu bản đã mua, đội ngũ quản lý mà bạn đã thuê và công nghệ mà bạn đã mua còn tiếp tục giữ vị trí thống trị hay không. Nếu hiện tại, dựa trên những gì bạn biết, bạn không tiếp tục mua cổ phiếu đó nữa thì đó là thời điểm nên bán ra.
  2. Nhận biết thời điểm mua vào: Nếu bạn tìm thấy một cổ phiếu có những đặc điểm tăng trưởng tốt hơn cổ phiếu suy yếu nhất trong danh mục đầu tư của bạn, đó có lẽ là thời điểm nên thay thế cổ phiếu suy yếu đó.

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về các chiến lược đầu tư tăng trưởng. Hy vọng có thể giúp quý nhà đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán.

Tags: chứng khoán, chứng khoán hôm nay, nhận định thị trường chứng khoán, chứng khoán hàng ngày, cổ phiếu mạnh;
Tin bài đã đăng
chiến lược đầu tư theo đà tăng trưởng
Chiến lược đầu tư giá trị là gì?
Tổng quan các chiến lược đầu tư phổ biến
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0985218356
Zalo: 0985218356
Nhóm zalo Hội viên đồng hành
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Hệ thống kiến thức chứng khoán cơ bản giành cho người mới (F0)
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
Lệnh ATC và phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0985218356, Zalo/skype: 0985218356
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán