Chiến lược đầu tư giá trị là gì? Mời các nhà đầu tư hãy cùng chứng khoán Trí Đức tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Săn lùng những món hời
Các nhà đầu tư giá trị sẽ mua những cổ phiếu không còn được thị trường ưa thích do doanh thu/tốc độ tăng trưởng giảm, các ảnh hưởng tiêu cực đến công ty/ngành nghề… Trong khi các nhà đầu tư khác thường mất lòng tin vào khả năng tăng trưởng của công ty thì các nhà đầu tư giá trị lại coi đó là một món hời. Họ sẵn sàng chấp nhận những cổ phiếu đó vì độ rủi thấp hơn và họ sẵn sàng đánh cược rằng không chỉ doanh thu sẽ tăng mà niềm tin của các nhà đầu tư cũng sẽ quay trở lại và tỷ số P/E cũng tăng nhanh chóng.
Biểu đồ PQ của nhà chiến lược đầu tư giá trị
Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, trong đầu tư giá trị, các yếu tố như kiên nhẫn, thời gian đầu tư và sự tin tưởng của nhà đầu tư đều được đánh giá cao.
Điểm thấp nhất trong biểu đồ PQ về đầu tư giá trị là độ rủi ro và biến động. Điều này phản ánh đúng bản chất đầu tư giá trị có tỷ lệ rủi ro thấp nhất trong tất cả các phong cahcs, cổ phiếu dưới giá trị ít khi biến động bởi thị trường hầu như không chú ý đến chúng.
Kỹ năng số học đánh giá mức trung bình do phải đánh giá những cổ phiếu dưới giá trị bằng các con số. Bên cạnh đó, tính kỷ luật trong đầu tư giá trị cũng ở mức trung bình. Mặc dù tất cả các nhà đầu tư đều phải có tính kỷ luật nhưng không giốn như đầu tư theo đà tăng trưởng hay đầu tư kỹ thuật, đaià tư giá trị không đòi hỏi phải giao dịch thường xuyên vì thời gian đầu tư dài hơn rất nhiều.
Quy trình đầu tư dành cho các nhà đầu tư giá trị
Quy trình chung dành cho các nhà chiến lược đầu tư giá trị gồm: Lựa chọn cổ phiếu, lựa chọn thời điểm mua vào, bán ra và quản lý danh mục đầu tư. Tương tự đối với nhà đầu tư tăng trưởng, lựa chọn cổ phiếu là bước quan trọng nhất trong đầu tư giá trị
Chiến lược lựa chọn cổ phiếu: Tìm ra những cổ phiếu giá trị theo các dấu hiệu sau:
- Tỷ số P/E thấp: Tỷ số này phải thấp tương đối so với tỷ lệ doanh thu dự kiến trong tương lai. Tỷ số P/E thấp là một nửa định nghĩa của cổ phiếu giá trị.
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến trong tương lai cao: Đây là nửa còn lại của định nghĩa cổ phiếu giá trị. ĐỐi với một loại cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng doanh thu trên một cổ phiếu dự kiến trong tương lai (3 đến 5 năm) nên cao hơn tỷ số P/E.
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong quá khứ cao: Doanh thu trong tương lai là cái chúng ta mua, còn doanh thu trong quá khứ đem lại cho chúng ta sự tin tưởng vào doanh thu trong tương lai. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận bằng tỷ số P/E hoặc thấp hơn (miễn là lợi nhuận tăng lên nhanh chóng) đều có thể chấp nhận.
- Tỷ số P/E thấp so với tỷ số P/E của các công ty khác cùng ngành hay của các đối thủ cạnh tranh lớn: Tỷ số P/E có xu hướng tiến tới tỷ số P/E trung bình ngành. Cổ phiếu có tỷ số P/E thấp hơn các công ty cùng ngành sẽ có cơ hội tăng trưởng.
- Tỷ số P/E tương đối thấp: Tỷ số P/E thấp so với các tỷ số P/E trong quá khứ của công ty sẽ là điều tuyệt vời nhưng không thực sự cần thiết. Tỷ số P/E phải thấp so với tỷ lệ tăng trưởng.
- Cổ phiếu đang được bán thấp hơn so với xu hướng giá cả trong dài hạn: Đây là bằng chứng chứng minh cổ phiếu đang được bán ở mức tỷ số P/E thấp so với quá khứ.
- Cổ phiếu đang được bán thấp hơn trị giá trung bình chuyển vận trong dài hạn (200 ngày): Điều này càng khẳng định rằng cổ phiếu đang được bán ở mức tỷ số P/E thấp hơn so với mức trong quá khứ.
- Giao dịch nội bộ: Số lượng người trong nội bộ công ty mua cổ phiếu càng nhiều chứng tỏ những người điều hành cũng nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng của công ty như chúng ta.
- Giá thấp hơn giá trị sổ sách và doanh thu: Đối với cổ phiếu giá trị, giá rẻ so với giá trị sổ sách và doanh thu sẽ rẻ tương đối so với thị trường. Như vậy, cổ phiếu có giá trị tương đối hấp dẫn.
Khi bạn đã tìm được một danh sách cổ phiếu giá trị, bạn cần thu hẹp danh sách đó xuống 4 đến 5 loại tốt nhất để mua vào. Để đánh giá danh sách cổ phiếu thu gọn, ta có thể dựa theo bảng sau:
Câu hỏi đánh giá |
Tốt |
Kém |
Cổ phiếu có dấu hiệu bắt đầu đà tăng trưởng không? |
Có |
Không |
Tỷ số P/E so với tốc độ tăng trưởng EPS cảu cổ phiếu? |
Thấp hơn nhiều |
Bằng hoặc cao hơn |
Tỷ số P/E so với trung bình ngành và/hoặc so với S&P500? |
Bằng hoặc thấp hơn |
Cao hơn |
Giá cổ phieus hiện tại như thế nào trong mối quan hệ với xu hướng giá dài hạn của cổ phiếu? |
Thấp hơn |
Cao hơn |
Các nhà phân tích đánh giá cao hay thấp |
Cap |
Thấp |
Có bao nhiêu nhà phân tích dự đoánh chỉ số EPS trong tương lai |
Nhiều hơn 5 |
Ít hơn 5 |
Những biến động doanh thu mang tính tích cực hay tiêu cực? |
Tích cực |
Tiêu cực |
Tỷ số P/E so với trung bình ngành và chỉ số S&P 500 như thế nào? |
Bằng hoặc thấp hơn |
Cao hơn |
Lời khuyên thường là mua, giê hay bán cổ phiếu? |
Hầu hết là mua |
Lời khuyên giữ nhiều hơn mua |
Thông tin gần đây về công ty là tin tốt hay tin xấu? |
Tin tốt |
Tin xấu |
Gần đây, có vụ giao dịch nội bộ nào không? Số lượng người mua nhiều hơn hay bán nhiều hơn? |
Người mua nhiều hơn người bán |
Người bán nhiều hơn người mua |
Ngành này đang hoạt động ở mức nào? |
Trên trung bình |
Dưới trung bình |
Chiến lược đầu tư giá trị – Chiến lược mua vào và bán ra:
Chiến lược thời điểm mua vào đặc biệt quan trọng trong đầu tư giá trị bởi bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng một cổ phiếu giá trị không còn xu hướng giảm giá nữa. Theo định nghĩa, cổ phiếu giá trị đã trải qua xu hướng giảm giá dài hạn hoặc sẽ đạt tới mức giá mà tại đó, giá trị tương lai của cổ phiếu sẽ hấp dẫn nhà đầu tư. Vấn dề ở đây là mua cổ phiếu có giá trị vào thời điểm xu hướng giảm giá kéo dài kết thúc. Dấu hiệu đi lên tích cực là cách duy nhất để khẳng định rằng cổ phiếu có xu hướng tăng nhiều hơn là giảm. Có một chỉ số đơn giản để giúp bạn đánh giá xu hưởng giảm giá đã kết thúc: Đường trung bình, đường phá vỡ đường MACD dài hạn hay sự pháp vỡ mức kháng cự trong dài hạn.
Chiến lược bán ra giúp bạn xác định bán một cổ phiếu nhanh chóng nếu giá vẫn còn tiếp tục giảm trong dài hạn. Khi đó, cổ phiếu không còn là cổ phiếu giá trị nữa vì tỷ số P/E đã vượt xa tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Chiến lược bán ra đơn giản nhất là bạn sử dụng dấu hiệu ngược lại của các chỉ số mà bạn đã sử dụng để mua cổ phiếu. Ví dụ, nếu bạn đã sử dụng MACD tính theo tháng với những dấu hiệu tích cực để mua một cổ phiếu, bạn nên bán ra cổ phiếu đó khi đường MACD tính theo tuần thể hiện những dấu hiệu tiêu cực.
Chiến lược quản lý danh mục đầu tư:
- Đa dạng hóa cổ phiếu và ngành đầu tư: Vì khối lượng thời gian bỏ ra tương đối ít nên nhà đầu tư giá trị hoàn toàn có khả năng duy trì một danh mục đầu tư gồm 10-15 cổ phiếu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
- Thường xuyên quản lý danh mục đầu tư: Cũng như danh mục đầu tư tăng trưởng, quá trình thiết lập danh mục đầu tư giá trị cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng việc quản lý hàng ngày lại cần ít thời gian hơn. Khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu giá trị thông thường là dài – nhiều tháng đến nhiều năm – nhưng việc quản lý từng cổ phiếu chỉ cần tuần một lần. Nếu cổ phiếu giá trị đi theo đúng hướng mà chúng ta mong đợi, nó sẽ tăng đến một điểm mà tại đó nó không còn là cổ phiếu giá trị nữa. Khi đó, bạn nên tiếp tục bám sát sự biến động giá trị của từng cổ phiếu và loại bỏ những cổ phiếu không còn là cổ phiếu giá trị. Nguyên tắc là: Nếu bạn mua một cổ phiếu với mức giá hiện tại mà không tính đến những đặc điểm giá trị của nó, hay xem xét có nên bán nó đi hay không.
- Luôn đầu tư toàn bộ nếu có thể: Nhìn chung, các nhà đầu tư giá trị luôn cố gắng để đầu tư toàn bộ. Là nhà đầu tư giá trị, bạn đang mua những cổ phiếu mà bạn tin rằng ít rủi ro, do đó, không có lý do gì để bạn duy trì một lượng tiền mặt lớn cả.
Lời khuyên để thực hiện các chiến lược đầu tư giá trị thành công
Đầu tư giá trị đem lại những khoản lợi nhuận lớn nhưng đòi hỏi lòng kiên trì. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn trở thành một nhà đầu tư tăng trưởng thành công:
- Không để cảm xúc ảnh hưởng đến đầu tư: Đây là quy tắc hàng đầu đối với bất kỳ nhà đầu tư nào. Hãy đánh giá cổ phiếu theo đúng bản chất của nó.
- Hãy cảnh giác với những đợt biến động giá lớn: Nếu một cổ phiếu có biến động giá lớn, hãy kiểm tra xem liệu cổ phiếu đó có còn là cổ phiếu giá trị không? Hãy ghi nhớ: Nếu không muốn mua cổ phiếu đó ở mức giá hiện tại khi so sánh với những đặc điểm giá trị của nó, bạn nên xem xét việc bán ra.
- Đừng lo sợ khi bị lỗ: Tất cả các nhà đầu tư đều có thể sai lầm, kể cả những nhà đầu tư lớn. Vì vậy, đừng lo sợ khi bị lỗ, hãy sử dụng các tín hiệu mua vào/bán ra để thoát khỏi cổ phiếu đó.
- Đừng để con số tuyệt đối ám ảnh: Đừng mua cổ phiếu đó chỉ vì có P/E thấp vì có thể đấy là tỷ số cho tất cả các công ty cùng ngành.
- Tìm kiếm những nhóm ngành giá trị: Đôi khi toàn bộ một ngành có thể bị đánh giá thấp hơn giá trị thực và đó là cơ hội săn tìm những cổ phiếu giá trị. Để tìm được ngành nghề hay lĩnh vực bị đánh giá thấp, hãy chú ý tới các bản tin tài chính.
- Khi bạn tìm thấy ngành nghề hay lĩnh vực bị đánh giá thấp, hãy quan sát biểu đồ để tìm ngành này đang ở vị trí nào trong xu hướng: Kiểm tra tỷ số P/E trung bình của ngành. Sau đó, tìm những nhóm cổ phiếu bị đánh giá thấp. Luôn ghi nhớ rằng, khi toàn bộ ngành suy giảm, một số cổ phiếu giá trị không nhất thiế phải thấp hơn những cổ phiếu khác trong ngành của nó.
- Tìm kiếm những công ty đang tăng lợi nhuận: Việc đặt ra những điểm chặn lỗ khi giá xuống nhằm bảo vệ lợi nhuận của bạn và giúp bạn tránh khỏi đợt sụt giảm mạnh. Nhập điểm dừng vào chương trình thông báo qua thư ddienj tử danh mục đầu tư và khi giá cổ phiếu giảm xuống mức giá chặn lỗ, hay định giá lại cổ phiếu.
- Tìm kiếm những cổ phiếu giá trị trong những ngành đang nổi lên: Những ngành đang nổi lên là những ngành có lợi thế về công nghệ như công nghệ sinh học hay mạng viễn thông không dây. Các công ty trong những ngành như vậy có thể bị định giá thấp nếu có một sản phẩm gây thất vọng hay gây cản trở. Để tìm cổ phiếu trong một ngành đang nổi lên, bạn hãy tìm kiếm những công ty có giá trị hiện tại cao nhất so với những gì công ty đạt được trong quá khứ.
Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về chiến lược đầu tư giá trị. Chúc các nhà đầu tư có thể áp dụng thành công.