LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Kiến thức Phân tích kỹ thuật
Nguồn gốc hình thành nến nhật

1. Nguồn gốc ra đời

Khoảng thời gian năm 1500 - 1600, Nhật bản là nước thường xuyên diễn ra nội chiến khốc liệt. Dưới sự chỉ đạo tài ba của các tướng: Nobunaga Oda, Hideyoshi Toyotomi và Leyasu Tokugawa cuối cùng đã thống nhất đất nước Nhật Bản với nhiều huyền thoại vang dội thời điểm này.

 

Sau đó, gia đình Takugawa cai trị đất nước từ năm 1615 - 1867 và kể từ đó những quy tắc, chiến thuật nến được sử dụng rộng rãi trong quân đội Nhật qua nhiều thế kỷ. Các thuật ngữ nến gắn liền chiến tranh như: ba chú lính, bia mộ, người treo cổ...được phố biến trong phân tích kỹ thuật như ngày nay.

 

Chiến tranh biên giới Xô-Nhật – Wikipedia tiếng Việt

 

Một thương nhân của  Hideyodhi (một trong 3 tướng lĩnh lúc bấy giờ) có tên Yodoya Keian trở thành người buôn gạo nổi tiếng  tại Osaka và trở nên giàu có dựa vào nguyên tắc của mô hình nến.

 

Trước thế kỷ 17, thị trường gạo đã vượt ra khỏi sự mua bán trong nội bộ ở địa phương thành quy mô cả quốc giá mở đường cho Trung tâm mua bán gạo được thành lập vào năm 1710. Khi đó, nghề môi giới gạo trở thành nền tảng của sự thịnh vượng ở Osaka hơn bao giờ hết. Việc mua bán gạo được ghi lại qua các biên nhận và trở thành hợp đồng tương lai đầu tiên được thực hiện.

 

Munehisa Homma sinh năm 1724 và làm chủ doanh nghiệp kinh doanh gạo tại thành phố Sakata vào năm 1750. Sau đó, ông mở rộng giao dịch với Trung tâm mua bán lớn nhất Nhật Bản ở Osaka.

 

Để hiểu sâu sắc tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường gạo ông đã tiến hành phân tích dữ liệu giá gạo trong quá khứ, thiết lập các hệ thống giao dịch riêng cho mình. Sau khi thống lĩnh thị trường gạo tại Osaka ông tham gia giao dịch với thị trường gạo tại Edo (bây giờ là Tokyo). Tại đây ông liên tiếp giành được thắng lợi lớn và tích lũy được một tài sản khổng lồ và sau đó trở thành cố vấn của Chính phủ được phong tước vị Samurai.

 

Homma mất năm 1803, sách của ông được người ta vận dụng phổ biến trong thị trường gạo tại Nhật Bản và phân tích kỹ thuật biểu đồ nến là công cụ cần thiết trong các giao dịch mua bán gạo. 

 

Steve Nison một người Mỹ có công nghiên cứu các nguyên tắc vận động của mô hình nến và phổ biến rộng rãi trong các phương pháp Phân tích kỹ thuật. Cuốn sách đầu tiên ông xuất bản vào năm 1991 với tựa đề "Japanese Candlestick Charting Techniques". Tiếp theo đó là sự ra đời của nhiều cuốn sách nổi tiếng như: Beyond Candlesticks, The Candlestick Course...

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000 nhưng đến nay cái khái niệm mô hình nến còn khá xa lạ với nhiều người. Qua đó, có thể thấy nhà đầu tư hiện nay còn lạc hậu hơn cả nhà đầu tư gạo của Nhật Bản trước đây nhiều thế kỷ.

2. Cấu tạo của nến

Nến là cái tên cũng khá thông dụng với đời sống thường ngày, người ta hay gọi là cây đèn cầy. Hình dạng nó bao gồm bóng trên, bóng dưới và thân nến. Khi áp dụng vào dạng nến để phân tích thì nó được cấu tạo bởi các loại giá: giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa.

Tùy vào người vẽ nến sẽ có các màu sắc khác nhau nhưng thông thường có 2 màu sắc đại diện cho sự tăng giá và giảm giá. Tăng giá thường màu xanh hoặc màu trắng, giảm giá màu đỏ hoặc màu đen. Việc thay đổi màu sắc này không làm mất đi tính biểu thị cho sự dịch chuyển của giá.

Bóng trên của cây nến chính là khoảng cách từ giá đóng cửa hoặc mở đến giá cao nhất trong phiên, bóng dưới là khoảng cách từ giá đóng cửa hoặc mở cửa đến giá thấp nhất trong phiên tùy vào vị trí của giá đóng cửa và mở cửa.

 

Tới đây có vẻ hơi lộn xộn nhưng không sao, hãy bình tĩnh. Ở đây có 2 trường hợp giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa mà cách hình thành bóng trên và bóng dưới có chút khác biệt.

 

Trường hợp 1: Giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì bóng trên cây nến là khoảng cách từ giá đóng cửa đến giá cao nhất, bóng dưới cây nến là khoảng cách từ giá mở cửa đến giá thấp nhất trong phiên. Thân nến là khoảng cách bằng giá đóng cửa trừ đi giá mở cửa (nến xanh ).

 

Trường hợp 2: Giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì bóng trên cây nến là khoảng cách từ giá mở cửa đến giá cao nhất, bóng dưới cây nến là khoảng cách từ giá đóng cửa đến giá thấp nhất trong phiên. Thân nến là khoảng cách bằng giá mở cửa trừ đi giá đóng cửa (nến đỏ).

 

3. Nguyên tắc vẽ nến:

 

Nguyên tắc vẽ nến tức là hình thức thể hiện của biểu đồ giá mô tả mối quan hệ giữa các giá đóng cửa, cao nhất, thấp nhất, đóng cửa. Có 2 dạng biểu đồ nến biểu thị mối quan hệ này bao gồm:

 

Thứ nhất, biểu đồ giá thể hiện mối quan hệ giá trong cùng một phiên giao dịch hay nói cách khác là biều đồ nến độc lập. Theo hình thức này biểu đồ giá chỉ quan tâm đến các giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa trong cùng một phiên.

 

Thứ hai, biều đồ giá thể hiện mối quạn hệ giữa các giá trong cùng phiên đồng thời có sự so sánh với giá phiên trước nói cách khác là nến 2 phiên liền kề. Theo hình thức biểu đồ giá cho thấy được áp lực cung cầu qua các phiên với nhau.

 

Nến độc lập trong phiên

 

Để thiết lập dạng biểu đồ này người ta chỉ quan tâm đến 4 loại giá trong phiên trong đó giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì hình thành nến xanh đặc  hoặc đỏ đặc  tùy vào cách hiển thị màu sắc.

 

Giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa hình thành nến đặc có thể là đỏ đặc hoặc đen đặc tùy vào cách hiển thị màu sắc. Bóng trên và bóng dưới được thiết lập bởi giá cao nhất và giá thấp nhất.

 

Nến 2 phiên liền kề

 

Đây là cách vẽ biểu đồ nến có xét đến mức giá của phiên giao dịch trước đó, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và cao hơn giá đóng cửa phiên trước sẽ hình thành nến xanh rỗng, ngược lại nếu nhỏ hơn giá đóng cửa phiên trước sẽ hình thành nến xanh đặc.

 

Nếu giá đóng cửa phiên hôm nay cao hơn giá mở cửa nhưng cao hơn giá đóng cửa phiên trước sẽ hình thành nến xanh rỗng, ngược lại nhỏ hơn giá đóng cửa phiên trước hình thành nến đỏ đặc.

4. Ưu điểm:

Vận dụng biểu đồ nến vào việc phân tích cổ phiếu rất có lợi ích trong việc xác định thời điểm đảo chiều tăng, đảo chiều giảm của xu hướng giá. Bởi vì, nó là kết quả phản ánh của tâm lý thị trường qua các loại giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa.

 

Tín hiệu mà biểu đồ nến đưa ra khá sớm giúp người phân tích nhìn nhận các thời điểm xoay chiều của giá vượt trội hơn so với các chỉ báo kỹ thuật. Vượt trội ở đây ở tính chính xác của nó chứ không đơn thuần là ngắn nhanh, vì ngắn và nhanh các chỉ báo kỹ thuật cũng làm được nhưng thiếu tính chính xác bởi lẻ khi điều chỉnh tham số của chỉ báo có kỳ hạn ngắn thì độ nhiễu sẽ gia tăng đáng kể.

 

Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập đến nay biểu đồ nến luôn tỏ ra rất hiệu quả xác định các mốc đảo chiều của thị trường bất chấp đó là giai đoạn nào.

 

Thời hoàng kim chỉ biết mua là thắng, tâm lý thị trường thời điểm này cực kỳ hưng phấn nhưng với sự quan sát chặt chẽ của các mẫu hình nến thì khó bỏ sót được các điểm đảo chiều trên biểu đồ giá.

 

Biều đồ bên là biểu đồ giá của VNindex từ năm 2000 đến nay, mặc dù tâm lý đám đông chi phối mạnh mẽ giai đoạn 2006, 2007 nhưng cũng để lộ sự tích cực hay suy yếu của xu hướng giá bằng các mẫu hình như Piercing Pattern và Dark Cloud Cover. Thời điểm chỉ số VNindex đạt hơn 1.000 điểm tháng 3 năm 2007 đó cũng là thời điểm xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều giảm Dark Cloud Cover. Đây cũng là đỉnh giá được thiết lập cao nhất của mọi thời đại.

 

Qua đó, chúng ta nên từ bỏ dần thành kiến "Phân tích kỹ thuật không đúng ở thị trường chứng khoán Việt Nam". Phải nói rằng không phải Phân tích kỹ thuật không đúng ở thị trường chứng khoán Việt Nam mà là người Việt Nam phần lớn dùng Phân tích kỹ thuật chưa đúng. 

 

Do đó, vận dụng phân tích các mẫu hình nến đảo chiều là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư lướt sóng lẫn nhà đầu tư giao dịch trung và dài hạn. Giao dịch ngắn hay trung dài hạn chỉ khác nhau ở chỗ biết điều chỉnh biểu đồ sao cho phù hợp với chiến lược mà mình lựa chọn. Phải  biết linh hoạt trong các tình huống phân tích để mang lại độ chính xác cao nhất, do phân tích kỹ thuật là nghệ thuật hơn là một môn khoa học chính xác.

5. Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của biểu đồ nến là không phân tích được các mã cổ phiếu có tính kém thanh khoản. Thông thường các cổ phiếu kém thanh khoản thường đi kèm với diễn biến giá có giao động hẹp, khoảng cách giữa các loại giá không lớn.

 

Do đó không thể hiện được mức độ biến động tâm lý của thị trường. Áp lực cung cầu không được thể hiện rõ nét nên việc làm sai đi các tín hiệu kỹ thuật là điều dễ hiểu.

Một nhược điểm khác là biểu đồ nến không xác định được trước các mục tiêu mà giá sẽ hướng đến. Chỉ khi nào mẫu hình nến đảo chiều thì khi đó chúng ta mới có cơ sở để cho rằng xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm đang dần kết thúc. Do đó, chiến lược của mẫu hình nến phục vụ cho trường phái theo xu hướng là chính.

Cuối cùng, nến không cho biết trước được thời gian đảo chiều như các công cụ khác như mẫu hình kỹ thuật hoặc Fibonacci. Quan sát biểu đồ bên trên là biểu đồ của mã cổ phiếu thuộc hạng  kém thanh khoản nhận thấy rất khó xác định xu hướng giá bằng các mẫu hình nến.

Bởi vì giá tăng giảm không theo một trật tự nhất định mà nó giao động tùy hứng theo các lô đặt mua hoặc bán khá nhỏ, việc giao dịch lượng cổ phiếu nhỏ cũng có thể làm tác động đến sự dịch chuyển của giá nên biến động giá này không mang hàm ý diễn tả tâm lý của người tham gia thị trường, hay nói cách khác là giá không thể hiện được áp lực cung cầu bằng các loại giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và đóng cửa.

6. Hệ thống nến đảo chiều:

 

Nguồn: Sưu tầm

Tags: Nến nhật, Candlesticks, mô hình nến nhật, Phân tích kỹ thuật, khóa học phân tích kỹ thuật;
Tin bài đã đăng
Dãy số Fibonacci là gì và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật?
Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline
Kháng cự, Hỗ trợ và cách xác định
Mục tiêu của Phân tích biểu đồ giá là gì?
Biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật
Khái niệm Phân tích kỹ thuật
MACD - CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT
BOLLINGER BANDS - DẢI BOLLINGER
CANDLESTICK Khái niệm cơ bản và các mô hình nến thường gặp
Lý thuyết Dow nền tảng của phân tích kỹ thuật
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán