Phân tích kỹ thuật là gì? Và những vấn đề liên quan
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phổ biến trong đầu tư chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói riêng. Vậy Phân tích kỹ thuật là gì? Hãy cùng Chứng khoán Trí Đức tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của phân tích kỹ thuật
Một số khía cạnh của phân tích kỹ thuật đã bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ thứ 17, trong các bản miêu tả của Joseph de la Vega về thị trường Hà Lan.
Ở châu Á, người Nhật là người đầu tiên dùng phân tích kỹ thuật trong phân tích giao dịch lúa gạo vào những năm 1800. Nến nhật Được phát minh bởi người buôn gạo có tên Homma Munehisa => Sau phát triển thành lý thuyết về nến nhật Candlestick
Cho đến cuối thế kỷ 18, lý thuyết của phân tích kỹ thuật được hình thành từ những bài viết của Charles Dow trên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal) do ông sáng lập. Sau nhiều năm nghiên cứu, vào năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ thời bấy giờ (chỉ số DJ).
Sau khi Dow mất, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiến cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.
2. Khái niệm phân tích kỹ thuật là gì?
Khái niệm:
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng.
Đặc điểm của phân tích kỹ thuật:
- Dựa vào những biến động và mô hình về giá cả, khối lượng giao dịch trên biểu đồ để dự đoán biến động giá trong tương lai.
- Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt, tức chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.
- Phân tích cơ bản là nền tảng và không có sự xung đột với Phân tích kỹ thuật.
- Phương pháp kỹ thuật khắc phục được một số hạn chế của Phân tích cơ bản như: Khó tính chính xác giá trị nội tại; Bỏ qua vai trò của yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường; Hạn chế xác định thời điểm ngắn hạn.….
3. Ba nguyên lý cơ bản của Phân tích kỹ thuật
Thứ nhất: giá phản ảnh toàn bộ biến động giá trên thị trường.
Đây là nguyên lý đầu tiên và quan trọng nhất – Các nhà PTKT cho rằng tất cả các nhân tố tác động đến định giá chứng khoán được phản ánh thông qua giá cả của chứng khoán (Mọi thông tin nội tại và thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu) – (Nguyên lý TT hiệu quả).
Thứ hai: giá dịch chuyển theo xu thế và những xu thế này là ổn định trong một thời gian tương đối dài.
Giá cả không biến động một cách ngẫu nhiên mà chúng tuân theo quy luật và có xu hướng và có thể phân tích.
Thứ ba: hành động thị trường có tính lập lại.
Niềm tin này dựa trên quan điểm cho rằng, lịch sử sẽ được lặp lại do bản chất con người là không thay đổi (lý thuyết hành vi) do đó xu hướng giá cả lập lại. họ tin phần đông sẽ lặp lại hành vi của các nhà đầu tư đi trước.
Thái độ ứng xử của các nhà đầu tư thường lặp nhau nên hành vi của họ cũng thường lặp nhau. Do đó, các nhà phân tích tin rằng, giá chứng khoán sẽ diễn biến theo một biểu đồ với các đặc trưng có thể dự đoán được, và đó là cơ sở để nắm bắt giá tương lai của chứng khoán.
4. Các nhân tố của Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật sử dụng các nhân tố sau
- Đường giá: thể hiện bằng đường Line chart, Bar, Candlestick (nến nhật); \
- Khối lượng: volumes
- Đường Trend Line: đường xu thế, Kênh xu thế
- Mẫu hình: mẫu hình vai đầu vai; mẫu hình hai đấy, hai đỉnh; mẫu hình ba đáy ba đỉnh; Mẫu hình lá cờ Ftag; Mẫu hình cờ đuôi nheo, mẫu hình tách tay cầm….
- Indicator:
- Chỉ báo trung bình: MA, EMA, SMA, MACD..
- Chỉ báo biến đổi: Dải Bollinger
- Chỉ báo động lượng: RSI
- Chỉ báo sức mạnh thị trường: MFI, …..
Các Indicarto sử dụng các công thức toán học mà dữ liệu đầu vào là giá, khối lượng, thời gian.
5. Ưu điểm và nhược điểm của Phân tích kỹ thuật
Ưu điểm:
- PTKT không phụ thuộc vào báo cáo tài chính – nguồn thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp hoặc một ngành nghề.
- Nhanh chóng nhận ra xu thế chuyển dịch của giá bất kể đâu là nguyên nhân của sự dịch chuyển
- Có khả năng thích ứng với bất kỳ hoàn cảnh kinh doanh nào và độ lớn thời gian nào?
- Đồ thị phân tích như một bức tranh lớn, tránh được sự phiến diện từ là kết quả mang lại của một nhóm nhân tố nào đó của thị trường.
- Xác định được thời điểm lý tưởng để thực hiện giao dịch hơn các nhà phân tích cơ bản.
Nhược điểm:
- PTKT là nghệ thuật đọc biểu đồ và hiểu các chỉ báo kỹ thuật, do đó tính chủ quan trong PTKT là khá cao.
- Sử dụng nhiều chỉ báo sẽ gây khó khăn cho việc phân tích.
- Chỉ báo sử dụng dữ liệu quá khứ nên có ý nghĩa với quá khứ, tương lai thì không đảm bảo
- Các chỉ báo PTKT luôn chậm hơn đường giá.
6. Ứng dụng của Phân tích kỹ thuật là gì?
Với ưu điểm của mình, PTKT được các chuyên gia tài chính và nhà đầu tư chứng khoán sử dụng rộng rãi, đặc biệt được sử dụng nhiều bởi các nhà đầu tư lướt sóng và các nhà tạo lập thị trường….
Ngoài ra trong phân tích và dự báo xu thế giá một số hàng hóa như vàng, dầu…và thị trường liên ngân hàng trong dự báo xu thế tỷ giá hối đoái (Forex).
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp phân tích kỹ thuật là gì? Phương pháp phân tích kỹ thuật tương đối dễ học, dễ hiểu nên được sử dụng rộng rãi, chính vì vậy đôi khi công cụ PTKT được sử dụng để định hướng thị trường, đặc biệt đối với thị trường nhỏ những gì bạn nhìn thấy trên biểu đồ đôi khi là ý chí của người khác. Do đó bạn cần có cái nhìn khác mọi người thị khả năng thành công mới đến với bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công.