Trendline hay còn được gọi là đường xu hướng là một trong những đường cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Vậy đường trendline là gì? Làm thế nào để xác định đường trendline? Hãy cùng Chứng khoán Trí Đức tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Trendline là gì?
- Trendline là một thuật ngữ tiếng Anh, nó có nghĩa là xu hướng giá của một thị trường di chuyển theo một hướng cụ thể qua thời gian.
- Trendline được xác định bằng cách nối ít nhất hai đỉnh hoặc hai đáy của một đường giá.
2. Trendline channel là gì?
- Trendline channel là khoảng giao động của giá được xác định bởi hai đường, một là đường xu hướng, đường còn lại song song với nó được gọi là đường kênh.
- Trendline channel được xác định bằng một đường trendline và một đường thẳng song song đối diện nối ít nhất hai đỉnh hoặc hai đáy với nhau.
3. Cách xác định xu thế bằng đường Trendline là gì?
Trong xu thế tăng giá:
- Trendline tăng giá: là đường thẳng dốc lên nối hai hay nhiều điểm đáy trên đường giá.
- Nguyên tắc xác định Trendline tăng: Đáy sau phải cơn hơn đáy trước tạo đường dốc lên
Trong xu thế giảm giá:
- Trendline giảm giá: Là đường dốc xuống, được hình thành bằng cách nối hai hay nhiều điểm đỉnh trên đường giá.
- Nguyên tắc xác định: Đỉnh sau phải thấp hơn đỉnh trước tạo đường dốc xuống
Trendline không rõ xu hướng: là đường đi ngang nối ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy với nhau.
Tương tự ta cũng có thể xác định kênh xu thế qua Trendline channel.
Mỗi khung thời gian khác nhau đường trendline khác nhau, khung thời gian dài đường trend có ý nghĩa hơn khung thời gian ngắn (kỹ thuật vẽ room chart lại để có cái nhìn tổng quan).
4. Đánh giá xu thế qua đường Trendline?
Ba yếu tố để đánh giá một đường Trendline :
- Độ dốc của đường xu thế
- Khoản thời gian diễn ra xu thế
- Số các đỉnh hoặc đáy hình thành lên trendline
Một xu thế được coi là bền vững khi có nhiều điểm đỉnh hoặc đáy hình thành lên đường xu thế và thời gian xu thế dài, độ dốc lớn.
5. Ý nghĩa của đường Trendline là gì?
Trendline tăng giá:
- Trendline hướng lên thể hiện mức cầu tăng lên ngay cả khi giá tăng lên -> thể hiện lực mua còn lớn.
- Khi đường giá nằm trên Trendline thì xu thế giá vẫn được coi là bền vững và còn tiếp diễn.
- Khi đường giá cắt Trendline từ trên xuống cho thấy lực cầu giảm và có thể có sự thay đổi về xu thế giá.
Trendline giảm giá:
- Trendline hướng xuống cho thấy cung thực tế tăng ngay cả khi giá giảm => cho thấy sự quyết tâm bán
- Khi đường giá nằm dưới Trendline thì xu thế giảm giá vẫn được coi là bền vững và còn tiếp diễn.
- Khi đường giá cắt Trendline hướng từ dưới lên cho thấy lực cung giảm, có thể có sự thay đổi về xu thế giá.
Ý nghĩa của kênh xu hướng:
- Kênh xu thế được xem như một chỉ báo mục tiêu, đưa ra cảm nhận chung về xu hướng và dự báo về những thay đổi giá. Kênh xu thế giúp NSD tiên lượng xu hướng dịch chuyển của giá để đưa ra quyết định kịp thời.
- Khi giá đang dịch chuyển theo một xu thế, nếu đường giá chứng khoán chạm vào dải trên hoặc dưới của kênh xu thế thì khả năng dịch chuyển trở lại.
Trendline được sử dụng rất phổ biến trong PTKT để thể hiện cho xu hướng giá của thị trường. Đường xu thế còn có ý nghĩa to lớn trong việc xác định thời điểm thay đổi xu thế giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định kịp thời.
6. Phương pháp giao dịch theo Trendline?
“Trend is friend” (Xu hướng là bạn) và nguyên tắc chung giao dịch theo xu hướng như sau:
- Uptrend (xu hướng tăng), Đây là thời điểm ưu tiên mua vào và chờ giá tăng lên tiếp.
- Downtrend (Xu hướng giảm), Đây là thời điểm ưu tiên bán ra và chờ giá giảm xuống tiếp.
Trong một xu thế, Trendline đóng vai trò là CẢN. Do đó kỹ thuật giao dịch theo Trendline gồm:
- Mua ở mức hỗ trợ, Bán ở mức kháng cự.
- Mua dựa vào đột phá của mức kháng cự, bán dựa vào đột phá của mức hỗ trợ. Khi giá phá vỡ xu thế, hình thành xu thế mới là thời điểm thích hợp để ra quyết định giao dịch…..
Xác định và vẽ đường xu hướng hay trendline là kiến thức cơ bản mà trader nào cũng phải hiểu cho kỹ. Nếu bạn cần trao đổi thêm về nội dung bài viết “Trendline là gì? Cách vẽ đường trendline” hãy để lại comment cuối bài viết hoặc liên hệ Lớp học chứng khoán để được tư vấn kỹ hơn.