LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Kiến thức Phân tích kỹ thuật
Kháng cự, Hỗ trợ và cách xác định
Có nhiều định nghĩa về Kháng cự và hỗ trợ, tuy nhiên bạn cần hiểu được bản chất của kháng cự và hỗ trợ mới có thể nâng cao được kỹ năng phân tích kỹ thuật. Hãy cùng Chứng khoán Trí Đức tìm hiểu kháng cự và hỗ trợ là gì và bản chất của nó.

1. Kháng cự và hỗ trợ là gì? Một số khái niệm phổ biến:

Theo sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z do Vietstock biên dịch và xuất bản “Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng cao hơn, còn ngưỡng kháng cự là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ quay đầu giảm”.

Theo sách PTKT thị trường tài chính của John J. Murphy,  định nghĩa: “Các đáy, hay những vùng lõm, được gọi là ngưỡng hỗ trợ. Ngưỡng kháng cự là hình thức trái ngược với ngưỡng hỗ trợ và thể hiện một mức giá hay một khu vực cao hơn giá thị trường với áp lực bán ra cao hơn mua vào và sự tăng giá cũng đã quay trở lại”.

Một số trang web định nghĩa “Hỗ trợ là mức giá mà tại đó lực cầu/mua đủ mạnh để ngăn không cho giá giảm thêm nữa, Kháng cự là mức giá mà tại đó lực cung/bán đủ mạnh để ngăn không cho giá tăng thêm nữa”

Hoặc “Hỗ trợ là một mức mà tại đó một chuyển động giảm giá dừng lại trong giây lát. Về mặt lý thuyết, hỗ trợ là nơi có một lượng lớn người mua tham gia thị trường, áp đảo số lượng người bán, Mức kháng cự là một điểm mà việc bán được cho là đủ mạnh để ngăn giá tăng lên”.

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Chúng ta có thể thấy, tất cả định nghĩa trên đều ý đúng, nhưng không có định nghĩa nào có thể toát lên được bản chất của kháng cự và hỗ trợ?

Kháng cự và hỗ trợ là gì - khái niệm

2. Bản chất hình thành Kháng cự và Hỗ trợ là gì?

Kháng cự hay Hỗ trợ chúng ta gọi chung là CẢN,  mà CẢN được hình thành bởi các nguyên nhân sau:

Tâm lý thị trường được hình thành bởi tâm lý của từng cá nhân, đó là bản ngã cố hữu của con người: Long tham lam, niềm hy vọng nỗi sợ hãi.

Tại mọi thời điểm, thị trường gồm 3 phe:

  • Phe mua: là những người đầu cơ mua lên.
  • Phe bán: Những người chốt lời hoặc cắt lỗ hoặc cho rằng thị trường tiếp tục Dowtrend.
  • Phe đứng ngoài: những người thuận theo thị trường, hoặc chưa xác định rõ quan điểm.

Nếu tại vùng giá kích hoạt nỗi sợ hãi (chốt lời) hoặc đạt đến niềm hy vọng (cắt lỗ) của đám đông dẫn đến hành vi đồng loạt bán ra mạnh mẽ làm giá giảm trở lại -> được gọi là kháng cự.

Nếu tại vùng giá kích thích lòng tham của đám đông dẫn đến hành vi đồng loạt mua vào (những người tiếc nuối chưa kịp mua) đẩy giá đi lên -> được gọi là Hỗ trợ.

Các giao dịch tại vùng CẢN (có người mua, phải có người bán) khi đó được gọi là thị trường phân phối lại các lệnh mua bán.

 

3. Các loại CẢN

CẢN dựa trên hành vi của đám đông tại các vùng giá kỹ thuật được coi là nhạy cảm, vùng giá có thể tạo lên sự đồng thuận của đám đông theo một hướng rõ ràng. 

Do đó để xác định CẢN chúng ta cần xác định những vùng giá nhạy cảm và suy nghĩ của đám đông với vùng giá nhạy cảm đó.

Trong phân tích kỹ thuật có 3 loại CẢN

  1. Cản cứng bao gồm: đường kẻ ngang- trendline- fibonacci…
  2. Cản mềm (cản động) bao gồm: ma- ichi- bollinger.. Các indicator
  3. Cản tâm lý: đỉnh cũ – đáy cũ và các số tròn.

Trên đường giá, CẢN được hình thành khi một hành động giá (Price Action) của thị trường có sự đảo chiều và thay đổi hướng, để lại phía sau một điểm xoay trên đường giá.

  • Giá thường sẽ tôn trọng CẢN này cho đến khi vượt qua chúng.
  • Mỗi khung thời gian có các mức CẢN khác nhau, khung thời gian dài thì CẢN càng có ý nghĩa hơn khung thời gian ngắn.

 

4. CẢN mạnh, CẢN yếu

Sau khi tìm hiểu về kháng cự và hỗ trợ là gì? Chúng ta tiếp tục nghiên cứu về 2 loại cản – Cản mạnh và cản yếu.

Mức độ mạnh hay yếu của CẢN có thể xác định qua cung và cầu, Có 2 yếu tố để xác định Cản mạnh hay yếu:

  • Số lần hành động giá và thời gian giá duy trì tại đó
  • Hoặc Khối lượng lớn được giao dịch tại đó

Nếu vùng giá có khối lượng cung lớn chờ sẵn thì đó là vùng kháng cự mạnh và ngược lại

Và nếu vùng giá đó có khối lượng cầu chờ sẵn lớn thì đó là vùng cản mạnh và ngược lại

  • Lưu ý: 
  • Kháng cự và hỗ trợ sinh ra là để kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại về tương lai. Nên việc kháng cự và hỗ trợ có thể bị phá vỡ hay không phụ thuộc vào tâm lý và cung cầu của thị trường.
  • Mọi ngưỡng kháng cự hỗ trợ đều có thể bị phá vỡ. 
  • Khi vùng cản mạnh bị phá vỡ thì xu hướng mới có khả năng diễn ra mạnh mẽ.

5. Hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại?

Khi giá phá vỡ hỗ trợ thì hỗ trợ đó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai khi giá quay lại.

Và ngược lại với kháng cự trở thành hỗ trợ khi giá phá vỡ vùng kháng cự. 

Kháng cự và hỗ trợ chuyển đổi cho nhau.

Lưu ý: 

  • CẢN cần được phá một cách rõ ràng mới khẳng định được xu hướng, ngược lại chỉ là điểm Breach ảo.
  • Bạn cần hiểu hành động giá và hành vi giá để phân tích tốt về điểm PIVOT POINT.

 

6. Ý nghĩa của  CẢN

CẢN có nhiều ý nghĩa trong phân tích kỹ thuật:

  1. Xác định một xu thế chuyển động của giá dựa trên hành động giá……
  2. Một trong những phương pháp giao dịch của trường phái phân tích kỹ thuật:

+ Mua tại hỗ trợ, bán tại kháng cự (mua đáy, bán đỉnh).

+ Mua khi giá phá kháng cự, bán khi giá phá hỗ trợ (Breack)

Mức kháng cự và hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu phân tích các hình mẫu kỹ thuật.

Mức kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp người nghiên cứu dễ dàng hiểu bản chất và các ứng dụng của các hình mẫu đó.

7. Kháng cự và hỗ trợ là gì – Phương pháp giao dịch dựa vào CẢN

Chiến lược mua khi giá điều chỉnh sâu (bắt đáy)

  1. Định nghĩa: Bắt đáy là tên gọi của chiến lược đầu tư vào cổ phiếu hiện đang trong đà giảm và được đánh giá là giao dịch với mức giá dưới giá trị thực. 
  2. Ưu điểm: Mua được ở giá thấp 
  3. Nhược điểm
  • Rủi ro xảy ra nếu hỗ trợ tiếp tục bị phá vỡ
  • Ngoài ra còn phản ánh thực sự của giá trị nội tại doanh nghiệp suy giảm.

4. Mở lệnh:

  • Đặt lệnh ngay tại hỗ trợ hoặc kháng cự (bán khống)
  • Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự

Ngược lại cho phương pháp bán đỉnh.

Chiến lược mua khi giá bứt phá (Breakout) 

  1. Định nghĩa: Breakout trong thị trường cổ phiếu xảy ra khi giá vượt qua một mức kháng cự nhất định. Chiến lược mua đuổi khi giá vượt khỏi một ngưỡng kháng cự nhất định được gọi là chiến lược mua khi breakout. 
  2. Ưu điểm: 
  • Lợi thế đà tăng giá, khi xu hướng được khảng định
  • Tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn do thời gian giá di chuyển nhanh sau khi break
  • Thường tạo ra mức lợi nhuận hấp dẫn. 

      3. Nhược điểm: 

  • Breakout giả có thể xảy ra và khiến nhà đầu tư sập bẫy bull-trap. 
  • “Mua cao” có thể là chiến lược khó khăn đối với nhiều nhà đầu tư 

      4. Mở lệnh: 

  • Đặt lệnh ngay khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ (Break)
  • Chờ giá quay lại hỗ trợ kháng cự vừa bị phá vỡ (Hành vi giá). 
  • Xác nhận breakout bằng thanh khoản

Hai điều lưu ý đối với nhà đầu tư khi muốn giao dịch dựa trên các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự:

  • Tất cả các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự nào trong quá khứng hoàn toàn có thể bị bẻ gãy 
  • Do đó Không nhất thiết phải giao dịch tại các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, mà quan sát giá hành động giá với các ngưỡng này là thông tin vô cùng quan trọng trong việc đánh giá xu hướng của cổ phiếu.

Trên đây là khái niệm về kháng cự và hỗ trợ là gì cùng một số kiến thức liên quan. Sau khi đã xác định được các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự dựa vào phần trên, bước tiếp theo đó là tìm ra các dấu hiệu liệu các khu vực này có được giữ vững hay có thể bị bẻ gãy. Từ đó mới đảm bảo được giao dịch thành công và luôn luôn cần thắt dây an toàn. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Tags: chứng khoán, chứng khoán hôm nay, nhận định thị trường chứng khoán, chứng khoán hàng ngày, cổ phiếu mạnh;
Tin bài đã đăng
Mô hình nến nhật hay Candletick là gì?
Dãy số Fibonacci là gì và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật?
Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline
Mục tiêu của Phân tích biểu đồ giá là gì?
Biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật
Khái niệm Phân tích kỹ thuật
Nguồn gốc hình thành nến nhật
MACD - CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT
BOLLINGER BANDS - DẢI BOLLINGER
CANDLESTICK Khái niệm cơ bản và các mô hình nến thường gặp
Lý thuyết Dow nền tảng của phân tích kỹ thuật
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Nhóm zalo Hội viên đồng hành
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Hệ thống kiến thức chứng khoán cơ bản giành cho người mới (F0)
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
Khóa học Đầu tư chứng khoán
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán