LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Kiến thức Phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow nền tảng của phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow được xem là nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật. Vậy Lý thuyết Dow là gì? Từ nguồn gốc ra đời của lý thuyết Dow cho thấy ứng dụng thực tiễn của Lý thuyết này rất có giá trị. Hãy cùng Chứng khoán Trí Đức tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu về Charles Dow

Charles Henry Dow, một Nhà báo người Mỹ Sinh ngày 6 tháng 11 năm 1851 tại thị trấn Sterling, của Mỹ, Mất ngày 4 tháng 12 năm 1902 New York, ở tuổi 51

Năm 21 bắt đầu với công việc viết báo cho tờ báo hàng ngày, ở Massachusetts  (1872-1875). Năm 1877, Dow gia nhập đội ngũ của Tạp chí Providence nổi tiếng – Phụ trách về lịch sử và kinh doanh.

Năm 1879, Dow đến Colorado đã học được rất nhiều về thế giới tài chính, Ông đã phỏng nhiều nhà tài chính rất thành công và nghe những điều cần thiết mà các nhà đầu tư trên Phố Wall cần để kiếm tiền.

Năm 1880, Dow rời tạp chí Providence đến thành phố New York, làm việc tại Văn phòng Tin tức Tài chính Phố Wall Kiernan (Khi ông 29 tuổi)

Tháng 11 năm 1882 Dow cùng Edward Davis Jones (một người có khả năng phân tích tài chính và là cộng sự ăn ý), Thành lập công ty Dow, Jones & Company có trụ sở tại tầng hầm của một cửa hàng kẹo.

Tháng 11 năm 1883 công ty bắt đầu đưa ra một bản tóm tắt hai trang buổi chiều về tin tức tài chính trong ngày có tên là Thư chiều của khách hàng, Trong đó có trung bình cổ phiếu của Dow Jones, một chỉ số bao gồm chín cổ phiếu đường sắt , một tuyến tàu hơi nước và Western Union . Chính là Cơ sở ban đầu cho sự ra đời bộ chỉ số DJ vào năm 1896-1897.

Ngày 08 tháng 7 năm 1889, DowEdward Jones và Charles Bergstresse cho ra đời Tạp chí Phố Wall, Tờ báo vào cuối ngày giao dịch thay cho Thư chiều của khách hàng. Đến năm 1899 tạp chí cho ra đời thêm số vào buổi sáng (trước khi Dow mất năm 1902).

Nguồn gốc ra đời lý thuyết Dow - Charles Dow
Charles Dow

2. Nguồn gốc ra đời lý thuyết Dow

2.1. Cơ sở của Lý thuyết Dow

Trong thời gian làm biên tập của tờ Tạp chí Phố Wall (1889-1902), Charles Dow đã có trên 255 bài xã luận được xuất bản

Nội dung các bài xã luận của Dow trên Tạp chí Phố Wall phản ánh tình trạng của nền kinh tế. Dow tin rằng thậm chí nó còn có thể xác định được xu hướng tương lai của thị trường và nền kinh tế.

Sau đó Dow đã tạo ra nền tảng của chỉ số công nghiệp Dow Jones dựa trên học thuyết của mình. 

2.2. Không nghĩ thành thuyết

Các Bài báo chứa đựng những ý tưởng và nguyên lý sâu sắc của Dow viết cho Tạp chí Wall Street Journal. 

Điển hình là “Chỉ số giá bình quân” và xu thế của thị trường chung, hành động của giá và khối lượng. Lúc đó ông cũng chưa hề ý thức được sức ảnh hưởng của nó sau này lại lớn đến như vậy.

Nguồn gốc ra đời lý thuyết Dow - Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow

Bạn cứ hình dung là thị trường có đến hàng vài trăm mã cổ phiếu. 

Làm thế nào để chỉ lướt qua bạn có thể biết nhìn chung ngày hôm nay thị trường tăng hay giảm? Phải có một cái gì đó đại diện cho toàn thể thị trường

Ngày xưa thị trường CK chỉ niêm yết các cổ phiếu mà hoàn toàn không có chỉ số. Mọi người chỉ quan tâm đến cổ phiếu mình nắm giữ và mặc kệ các cổ phiếu khác

Nhưng có một người không nghĩ như vậy. Charlie Dow – ông cho rằng đa số các cổ phiếu đều chịu ảnh hưởng bởi thị trường chung. Vì vậy cần có một cái gì đó thể hiện được xu hướng toàn thị trường.

Nguồn gốc ra đời lý thuyết Dow đến từ đâu?

Ngày 3 tháng 7 năm 1884, Charles Dow đưa ra khái niệm mức trung bình (bình quân số học) của mười một công ty vận tải – gồm: 

  • Chín công ty đường sắt 
  • Hai công ty phi đường sắt của mỹ, trong “Thư chiều của khách hàng“ – của tờ báo Wall Street Journal lúc bấy giờ. 
  • Tạo ra một khái niệm mới – đánh dấu sự ra đời của chỉ số thị trường chứng khoán.

Chỉ số Dow Jones Transportation Average (DJTA) – Chỉ số nghành công nghiệp vận tải

  • Được xuất bản lần đầu Vào ngày 16 tháng 2 năm 1885, 
  • Bởi biên tập viên của Wall Street Journal (nghành lớn nhất thời điểm đó).
  • Lần đầu tiên được tính toán vào ngày 26 tháng 5 năm 1896 – Là thước đo được công nhận rộng rãi nhất của ngành giao thông Mỹ. 
  • Nó là chỉ số chứng khoán lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng đến ngày nay (hướng dẫn).

Ngày nay Chỉ số DJTA bao gồm 20 cổ phiếu của 20 công ty vận  tải đại diện cho ngành đường sắt, đường thủy và hàng không được niêm yết  tại Sở giao dịch chứng khoán NewYork. Chỉ số này được tính dựa vào giá đóng cửa.

Sau khi Dow mất, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Và nguồn gốc ra đời lý thuyết Dow tiếp tục được viết tiếp.

Nguồn gốc ra đời lý thuyết Dow - Chỉ số DJTA
Chỉ số DJTA

Sau 27 năm nghiên cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.

  • Hầu hết những gì chúng ta biết về Lý thuyết Dow về chuyển động của thị trường chứng khoán không đến từ Charles Henry Dow, mà từ người kế nhiệm của ông, William Peter Hamilton.
  • Hamilton đã viết một loạt các bài xã luận trên Tạp chí Phố Wall và dự báo các xu hướng chính trong chứng khoán Mỹ. 
  • Hamilton đã trích dẫn lý thuyết của người tiền nhiệm Charles Dow về các biến động của thị trường chứng khoán như là cơ sở rõ ràng cho các dự đoán thị trường. 

Sau đó Robert Rhea đã phát triển lý thuyết này một cách sâu rộng hơn với cuốn “Lý thuyết Dow” (Dow Thery), được xuất bản vào năm 1932 đánh dấu bước phát triển mới của lý thuyết Dow

3. Nội dung của Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là một lý thuyết định hướng (đặt nền móng) cho các công cụ phân tích kỹ thuật. Nội dung lý thuyết Dow gồm: 03 giả định và 6 nguyên lý cơ bản

Ba giả định của lý thuyết Dow:

  1. Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường (Trừ hành động của chúa).
  2. Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả
  3. Lý thuyết Dow không phải là tuyệt đối

Sáu nguyên lý của lý thuyết Dow

  1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả.
  2. Thị trường có ba xu hướng chính.
  3. Xu hướng chính gồm ba giai đoạn.
  4. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau.
  5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng.
  6. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều

Nội dung của lý thuyết Dow - Tổng quan

A. Ba Giả thuyết cơ bản:

Lý thuyết Dow đưa ra một số giả thuyết và sau đó phát triển từ nền tảng các giả thuyết này. 

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải thừa nhận một số giả thuyết sau đây hoàn toàn đúng. 

Nếu bạn còn nghi ngờ thì nên dừng lại tại đấy và đừng đọc thêm hay học sâu về Phân Tích Kỹ Thuật, vì trường phái này phát triển dựa trên những giả thuyết cơ bản sau đây.

1. Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường (Trừ hành động của chúa).

  • Một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì chẳng ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại.
  • Bạn hãy thử nghĩ mà xem, điều gì tạo nên xu hướng của thị trường?
  • Nếu xu hướng thị trường xuất phát từ xu hướng đám đông, từ phản ứng mua và bán của của những người tham gia thị trường; thì lẽ dĩ nhiên, không ai có thể thay đổi nó trong ngắn hạn. 

Nếu có bất kỳ hành động thao túng nào, đó được xem như là “lỗi” của thị trường và thị trường sẽ tự điều chỉnh trong thời gian ngắn.

2. Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả

Thị trường phản ánh được mọi thông tin. Mọi thứ đều phản ánh vào thị trường thông qua giá cả. Giá cả là con số chung phản ánh được sự kỳ vọng, sự sợ hãi và mong chờ của tất cả những đối tượng tham gia thị trường. Tất cả mọi thứ sẽ phản ánh lên giá cả. 

Về điểm này, lý thuyết Dow đồng ý với một trong những tiền đề của giả thuyết thị trường hiệu quả

Nội dung của lý thuyết Dow - giá cả

3. Lý thuyết Dow không phải là tuyệt đối

Nội dung của Lý thuyết Dow đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường, đó có thể nhìn ra xu hướng chính của thị trường, nhưng đối với những xu thế ngắn hạn thường bị nhiễu bởi người ta dễ dàng thao túng giá trong ngắn hạn.

Đây là một lý thuyết để định hướng chứ không phải là lý thuyết hướng dẫn; vì thế, kết quả đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau sẽ không giống nhau, tuỳ thuộc vào kiến thức, khả năng vận dụng và kinh nghiệm của nhà đầu tư.

B. Sáu nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả.

“Tổng và xu thế của các giao dịch trên sàn chứng khoán thể hiện tổng lượng thông tin của Phố Wall trong quá khứ, kể cả quá khứ gần đây lẫn xa xưa, được ứng dụng để phản ánh tương lai. Giống như một số nhà thống kê vẫn thường làm, chúng ta không cần phải bổ sung vào chỉ số trung bình như các chỉ số giá hàng hóa, hoạt động thanh toán bù trừ của ngân hàng, dao động tỷ giá hối đoái, khối lượng giao dịch trong và ngoài nước hay bất cứ thứ gì. Wall Street sẽ cân nhắc tất cả những điều này.” (Halmington, trang 40-41)

Quan điểm thị trường phản ánh tất cả những yếu tố có ảnh hưởng chung đến cung cầu chính là một trong những tiền đề căn bản của lý thuyết kỹ thuật. 

Lý thuyết này có hiệu quả đối với các chỉ số trung bình của thị trường cũng như đói với các thị trường riêng lẻ và thậm chí chiếu cố cả thiên tai. 

Mặc dù không thể dự đoán được những sự kiện như động đất hay thiên tai, nhưng thị trường lại có thể phản ánh những sự cố này bằng cách tác động gần như là lập tức đến giá cả.

Nội dung của lý thuyết Dow - Chỉ số bình quân

2. Thị trường có ba xu hướng chính.

Nội dung của lý thuyết Dow định nghĩa một xu hướng tăng (uptrend) là khi thị trường có mức giá giao dịch cao nhất hiện tại cao hơn các mức giá đỉnh trước đây, và mức giá thấp nhất tại thời điểm hiện tại cũng cao hơn các mức giá thấp nhất trong quá khứ

Một xu hướng tăng có đồ thị gồm các đỉnh và đáy tăng dần. Ngược lại, thị trường có xu hướng giảm (downtrend) khi mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường hiện tại thấp hơn mức cao nhất và thấp nhất trong quá khứ.

Định nghĩa của Dow đã được thử thách qua thời gian và vẫn luôn được coi là nền móng cho việc phân tích xu hướng.

Dow tin rằng các quy luật về sự tác động và phản ứng được áp dụng cho các thị trường cũng như đối với thế giới vật chất. Ông đã viết “Hồ sơ giao dịch cho thấy rằng, trong nhiều trường hợp, khi chạm đỉnh chứng khoán sẽ suy giảm đôi chút và sau đó quay đầu tiến gần về mức cao nhất. Nếu sau một biến động như trên mà giá lại rơi xuống nữa thì có khả năng nó sẽ giảm sâu hơn,” (Nelson, trang 43).

Dow xét thấy rằng một xu hướng phải có ba cấp (three parts) gồm: 

  • Xu hướng chính hay xu hướng cấp 1  – Đây là xu hướng quan trọng nhất.
  • Xu hướng trung gian hay xu hướng cấp 2 – Ngăn cản xu hướng cấp 
  • Xu hướng nhỏ (minor.) – Thực sự không có nhiều ý nghĩa

Xu hướng thị trường Được Dow ví như thủy triều sóng và sóng lăn tăng của Đại dương

  • Primary trends đại diện cho thủy triều
  • Secondary trends đại diện cho những đợt sóng hình thành nên thủy triều
  • Minor trends biểu hiện cho những gợn sóng lăn tăn.

Người quan sát có thể xác định được hướng của thủy triều (primary trend) bằng cách đánh dấu điểm cao nhất của từng đợt sóng liên tiếp. Nếu mỗi đợt sóng chạm đỉnh cao hơn đợt sóng trước, tức thủy triều đang lên. 

Khi đỉnh của các làn sóng liên tiếp giảm dần thì có nghĩa là thủy triều đang rút. Không như thủy triều thực sự của đại dương chỉ kéo dài trong vài giờ, Dow cho rằng thủy triều của thị trường kéo dài hơn một năm, có khi là vài năm.

Nội dung của lý thuyết Dow - Sóng

Xu hướng thứ hai (secondary) hay giai đoạn trung gian (intermediate) là sự hiệu chỉnh của xu hướng chính (primary) và thường là kéo dài từ ba tuần đến ba tháng

Nhìn chung, những hiệu chỉnh intermediate này thoái lùi (retrace) khoảng một phần ba đến hai phần ba xu hướng trước đó và đa phần là một nửa, hay 50%.

Theo Dow, Minor thường ngắn hơn ba tuần. Xu hướng này là sự dao động của xu hướng trung gian (intermediate trend).

3. Xu hướng chính gồm ba giai đoạn.

Nội dung của lý thuyết Dow tập trung vào các xu hướng chính và Dow khẳng định rằng các xu hướng chính bao gồm ba giai đoạn: 

3. 1. Giai đoạn tích lũy (accumulation phase)

Giống như tên gọi của nó, trong giai đoạn này, thị trường như đang bước vào kỳ ‘nghỉ phép’ với xu hướng sideway dài hơi. 

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ khó tìm thấy cơ hội kiếm lời phù hợp. Khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có tâm lý tiêu cực, chán nản và rút vốn ra khỏi thị trường. 

Tuy nhiên, trong bức tranh tổng thể, đây lại là cơ hội cho nhà đầu tư tích luỹ, mua vào để chuẩn bị cho những bước chuyển tiếp theo của thị trường.

Nếu xu hướng trước là đang giảm thì trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhanh trí sẽ nhận ra rằng thị trường đã “tiếp nhận“ hết tất cả những tin tức tồi tệ rồi. 

Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều.

3. 2. Kỳ thâm nhập vào công chúng (Public participation)

Khi cá nhà đầu tư khác nhận ra những người mua trong giai đoạn này đã đúng sau thời gian tích lũy đủ lâu. 

Lúc này, các nhà đầu tư bắt đầu tích cực mua vào, đẩy giá lên một tầm cao mới và những tin tức kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp làm ăn có lãi. 

Những người đứng ngoài cuộc chơi lúc này cũng bị tâm lý đám đông chi phối và bắt đầu tham gia vào thị trường. 

Đây có thể được xem là giai đoạn lâu nhất của xu hướng.

3.3. Giai đoạn phân phối (distribution)

Theo nội dung của lý thuyết Dow:

Giai đoạn đầu cơ sôi động: Khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn, doanh nghiệp liên tục làm ăn sinh lời cao, Thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn và nóng hơn bao giờ hết.

Các nhà đầu tư nhảy vào thị trường một cách ồ ạt, chứng khoán được mua quá nhiều, cầu vượt cung, đẩy giá lên cao 

Nhưng lúc này đã có một số nhà đầu tư mua ở giai đoạn tích lũy ban đầu bán ra nhằm chốt lợi nhuận trước khi những người khác khởi động việc đó

Trong thị trường giá giảm ( Bear Market ) cũng có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn phân phối: Thời kỳ này thực sự bắt đầu ở giai đoạn cuối của Bull Market trước đó.Những nhà đầu tư có tầm nhìn xa muốn nhanh chóng thoát khỏi thị trường. Khối lượng giao dịch vẫn rất cao, xuất hiện những dấu hiệu của xu hướng giảm; công chúng vẫn rất “năng động”, bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận.
  • Giai đoạn hoảng loạn: Số lượng người mua giảm dần và những người bán bắt đầu trở lên vội vã bán đi những chứng khoán mình đang nắm giữ. Xu thế giảm bắt đầu tăng mạnh, đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống và KLGD đạt đến mức đỉnh điểm
  • Giai đoạn bán bắt buộc: Xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu dần, nhưng lại được duy trì bởi những lệnh bán nhiều và liên tục thể hiện “nỗi buồn” và sự lo lắng của những nhà đầu tư đang rất cần tiền cho những nhu cầu riêng của họ

Nội dung của lý thuyết Dow - Xu hướng chính gồm 3 giai đoạn

4. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau.

Vào thời của Dow, Mỹ là một cường quốc công nghiệp đang phát triển. Hoa Kỳ có các trung tâm dân số nhưng các nhà máy nằm rải rác trong cả nước. Các nhà máy đã phải vận chuyển hàng hóa của họ ra thị trường, thường là bằng đường sắt. Trung bình cổ phiếu đầu tiên của Dow là một chỉ số của các công ty công nghiệp (sản xuất) và các công ty đường sắt. 

Đối với Dow, một thị trường công nghiệp tăng trưởng khi trung bình đường sắt cũng tăng điểm, thường là đầu tiên. Theo logic này, nếu lợi nhuận của các nhà sản xuất tăng lên, thì có nghĩa là họ đang sản xuất nhiều hơn. 

Nếu họ sản xuất nhiều hơn, thì họ phải vận chuyển nhiều hàng hóa hơn cho người tiêu dùng. Do đó, nếu một nhà đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu sức khỏe trong các nhà sản xuất, anh ta hoặc cô ta nên nhìn vào hiệu suất của các công ty vận chuyển sản phẩm của họ ra thị trường, đường sắt. 

Các chỉ số trung bình nên được di chuyển theo cùng một hướng.  

5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng.

Nội dung của lý thuyết Dow tin rằng khối lượng xác nhận xu hướng giá. Dow công nhận khối lượng giao dịch là một yếu tố đứng thứ hai nhưng không kém phần quan trọng trong việc xác nhận những tín hiệu giá. 

Có thể nói đơn giản rằng, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính.

Trong một xu hướng giá tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm. Trong một xu hương giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng. 

Dow xem khối lượng giao dịch là một chỉ báo có tầm quan trọng thứ hai. Ông quan sát những tín hiệu mua bán hoàn toàn dựa trên giá đóng cửa.

Ngày nay, các chỉ báo phức tạp về khối lượng giúp chúng ta xác định khối lượng đang gia tăng hay suy giảm. 

Những nhà giao dịch khôn ngoan sẽ biết sử dụng kiến thức này để đánh giá biến động giá và xem liệu hai chỉ số này có củng cố lẫn nhau hay không.

Nội dung của lý thuyết Dow - Khối lượng giao dịch

6. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.

Tiền đề này hình thành nên phần lớn nền tảng của cách tiếp cận hiện đại tuân theo xu hướng. 

Nó liên quan đến một quy tắc vật lý về biến động thị trường, trong đó một vật thể đang chuyển động (trong trường hợp này là một xu hướng) có khuynh hướng tiếp tục chuyển động cho đến khi những tác động ngoại vi khiến nó thay đổi hướng đi. 

Có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra tín hiệu đảo chiều, bao gồm nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường trung bình di động. 

Một số chỉ báo còn có thể đưa ra cảnh báo sớm về nguy cơ mất xung lượng. 

Nếu tất cả chúng không cho thấy điều gì có nghĩa là xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn.

Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.

Công việc được xem là khó khăn nhất đối với một người theo lý thuyết Dow hay bất kỳ một nhà giao dịch theo xu hướng nào là phân biệt một sự hiệu chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của một xu hướng mới đảo nghịch.

Nguyên lý bổ trợ: Dow Chỉ sử dụng giá đóng cửa để nghiên cứu, hành động giá xác định xu thế. 

Bởi vì lý thuyết Dow cho rằng chỉ có giá đóng cửa mới phản ánh chân thực nhất tâm lý của các nhà đầu tư. Dow không xem trọng sự phá vỡ giá trong ngày.

Trên đây là nội dung của Lý thuyết Dow, Việc nắm vững được lý thuyết này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong phân tích và dự đoán thị trường một cách hiệu quả, từ đó đưa ra được những quyết định giao dịch đúng đắn nhất. Chúc các bạn đầu tư thành công.

 
Tags: lớp học chứng khoán, Chứng khoán là gì, chứng khoán online, cổ phiếu, công ty chứng khoán ssi, công ty chứng khoán HSC, bảng giá chứng khoán Vndirect, chứng khoán, hướng dẫn đầu tư chứng khoán, hướng dẫn chơi chứng khoán, phân tích cơ bản, Phan tich ky thuat, chung khoan phai sinh, ngân hang, huong dan dau tu chung khoan, bat dong san, tin nhanh chung khoan, f319, ndh, cafef, chung khoan, lop hoc chung khoan, thị trường chứng khoán là gì?, phân tích cơ bản chứng khoán;
Tin bài đã đăng
Mô hình nến nhật hay Candletick là gì?
Dãy số Fibonacci là gì và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật?
Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline
Kháng cự, Hỗ trợ và cách xác định
Mục tiêu của Phân tích biểu đồ giá là gì?
Biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật
Khái niệm Phân tích kỹ thuật
Nguồn gốc hình thành nến nhật
MACD - CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT
BOLLINGER BANDS - DẢI BOLLINGER
CANDLESTICK Khái niệm cơ bản và các mô hình nến thường gặp
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Nhóm zalo Hội viên đồng hành
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Hệ thống kiến thức chứng khoán cơ bản giành cho người mới (F0)
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
Khóa học Đầu tư chứng khoán
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán