1. Nguồn gốc ra đời báo cáo LCTT
Trước những năm 1950 giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện dưới hình thức mua bán trả tiền ngay, nên khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ngay trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khi có lãi là có tiền (như những hàng bán phở cuối ngày là biết thu được bao nhiêu tiền lãi).
Sau những năm 1950, hoạt động giao thương có sự thay đổi, khi hình thức mua bán trả chậm ra đời, tức doanh nghiệp có thể mua hàng hóa mà chưa phải trả tiền ngay (hay gọi là mua chịu). Chính vì xuất hiện hình thức này nên việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng có những thay đổi.
- Khi doanh nghiệp báo lãi nhưng thực tế số tiền thu về không đúng với con số lợi nhuận trong BC KQKD
- Hoặc số tiền thu về lại cao hơn hoặc thấp hơn số lợi nhuận trên BC KQKD
Do đó, để phản ánh tốt hơn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, Người ta nhặt những nghiệp vụ kế toán đã phát sinh, đã hoàn thành trong kỳ kế toán lập thành một bảng riêng để theo dõi, được gọi là bảng lưu chuyển tiền tệ.
Bảng này lưu chứa tất cả các hành vi về tiền của DN phát sinh trong kỳ.
Hiện nay, BC LCTT được xây dựng thành chuẩn mực chung cho các doanh nghiệp, tại Việt Nam là Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).
Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
- Các tài liệu kế toán liên quan khác: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển), sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác
* Các dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền của doanh nghiệp được phân làm ba loại là:
- Dòng tiền trong hoạt động kinh doanh;
- Dòng tiền trong hoạt động đầu tư;
- Dong tiền trong hoạt động tài chính.
Do đó, khi lập báo cáo LCTT, người ta cũng chia làm ba dòng tiền theo nguyên sau đây:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm hoặc thanh lý các tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động huy động vốn từ chủ nợ và chủ sở hữu, hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua lại cổ phần, chia lãi cho nhà đầu tư, chia cổ tức cho cổ đông.
* Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tê
Kết cấu của báo cáo LCTT được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mẫu biểu quy định tại thông tư số 133/2016/TT-BYC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính.
3. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Như chúng ta đã biết, Bảng cân đối kế toán phản ánh quy mô, kết cấu tài sản nguồn vốn; Báo cáo kết quả kinh doanh phản ảnh khả năng vận hành tài sản của DN; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh chất lượng vận hành của tài sản, tạo nên bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của DN.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền thu, chi trong một kì hoạt động của Doanh nghiệp (DN). Vẽ lên bức tranh chân thật về lợi nhuận và tính ổn định của công ty. Do đó nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tài chính của DN, như:
- BCLCTT là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình hình thành và sử dụng tiền của DN trong kỳ báo cáo
- Bản chất BCLCTT là một sự sắp xếp lại báo cáo thu chi nhằm cung cấp thông tin hữu ích hơn. Đồng thời phân tích sự khác biệt giữa lợi nhuận và các dòng tiền. Một DN có thể có thu nhập tốt trên BC KQKD, nhưng trên BC LCTT cho thấy chính xác số tiền nhận được, ngay cả khi công ty kiếm được lợi nhuận tốt, nó vẫn có thể không đáng đầu tư vì khách hàng không trả tiền, hay công ty phải dùng một khoản tiền lớn để bảo trì nhà xưởng và thiết bị.
- BCLCTT: không phải là trình bày tất cả các mục thu chi của DN mà là cung cấp thông tin về các dòng tiền quan trọng (3 hoạt động của DN), giúp người đọc hiểu được sự thay đổi tình hình tài chính của DN để đánh giá về hiệu quả hoạt động trong kì hiện tại và dự báo triển vọng của DN trong tương lai
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu ích cho:
- Nhà quản lý: DN có tiền để trả nợ, trả cổ tức cho cổ đông?
- Nhà đầu tư: khả năng tạo ra tiền trong tương lai của DN? Có cần phải tài trợ thêm? Có thể chi trả cổ tức không?
- Chủ nợ: DN có khả năng thanh toán?
4. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo được trình bày bằng 2 phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
- Trình bày theo phương pháp trực tiếp: Lập bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi. Từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
- Trình bày theo phương pháp gián tiếp: Cách trình bày trên cơ sở Ghi nhận kết quả kinh doanh theo Báo cáo KQKD, sau đó loại trừ đi các khoản mục không thực sự thu được tiền và phải chi tiền.
Chúng ta đi tìm hiểu cụ thể từng phương pháp để có thể dễ dàng đọc hiểu báo cáo LCTT
5. Ưu điểm và nhược điểm của 2 phương pháp
- Phương pháp trực tiếp:
- Không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền
- Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo khác
- Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, cho thấy cụ thể mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này
- Dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác.
Trên đây, là khái niệm và các vấn đề liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nếu các bạn cần trao đổi thêm hãy để lại comment cuối bài viết, hoặc liên hệ với Lớp học Chứng khoán để được tư vấn tốt nhất.
CÁC BẠN XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY - PHẦN 1 - PHẦN 2 - PHẦN 3 -PHẦN 4 - PHẦN 5
Các bài viết có thể bạn quan tâm: