LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp gián tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo về tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Báo cáo LCTT được trình bày bằng 2 phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Trong bài viết này Chứng khoán Trí Đức giới thiệu đến bạn đọc cách lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp để có thể dễ dàng đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách tốt nhất.

Tổng quan dòng tiền trong doanh nghiệp được mô phỏng theo sơ dồ sau:

  • Lập Báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp

Cũng như phương pháp trực tiếp, dòng tiền của doanh nghiệp được chia làm ba dạng như sau:

  • Dòng tiền kinh doanh
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền hoạt động tài chính

Điểm khác biệt giữa phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp chính là cách lập dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, còn hai dòng tiền đầu tư và tài chính là như nhau.

1. Lập báo cáo LCTT từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp

Nguyên lý của việc lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp được tóm gọn như sau:

TIỀN THUẦN = LN TT + KHÔNG THỰC CHI – KHÔNG THỰC THU

Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không thực thu bằng tiền và không thực chi bằng tiền.

  • Phương pháp thực hiện:

Bước 1: Loại trừ các khoản Thu – Chi không bằng tiền

Điều chỉnh LNTT của hoạt động kinh doanh khỏi nh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, gồm:

  • Các khoản chi phí không bằng tiền, như: Khấu hao TSCĐ, dự phòng...
  • Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền, như: lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ;
  • Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như: Lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia...;
  • Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
  • Các khoản điều chỉnh khác. 

Bước 2: Điều chỉnh sự biến động (tăng, giảm) Vốn lưu động:

SDCK – SDĐK = SPS TĂNG – SPS GIẢM

(sự thay đổi số dư cuối kỳ so với đầu kỳ chính là sự biến động của dòng tiền trong kỳ của hoạt động kinh doanh).

Luồng tiền từ HDKD được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, gồm:

  • Tăng/giảm Khoản phải thu
  • Tăng/giảm Hàng tồn kho
  • Tăng/giảm khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (không kể của HĐ đầu tư)
  • Tăng/giảm chi phí trả trước;
  • Lãi tiền vay đã trả;
  • Thuế TNDN đã nộp;
  • Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
  • Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.

LNTT Sau khi điều chỉnh Bước 1 + Bước 2 = Dòng tiền thuần từ HĐKD

Mẫu biểu thực hiện theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính.

 

  • Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể

1) Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01):

  • Lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả HĐKD trong kỳ báo cáo.
  • Nếu số liệu này số âm (DN lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn(…)


2) Điều chỉnh cho các khoản

* Khấu hao TSCĐ (Mã số 02)

  • Căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và sổ kế toán các tài khoản có liên quan.
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”

* Các khoản dự phòng (Mã số 03):

  • Số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả trên Bảng cân đối kế toán.
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.

* Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (Mã số 04):

  • Khoản lãi hoặc lỗ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”(Mã số 01),
  • Nếu có lãi hoặc được (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” , nếu có lỗ.

* Lãi /lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05)

  • Chi tiết phần lãi, lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu hoạt động đầu tư có lãi thuần và
  • Được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…); hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu hoạt động đầu tư có lỗ thuần.

* Chi phí lãi vay (Mã số 06):

  • Chi phí lãi vay được ghi nhận vào Báo cáo kết quả HĐK, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan, hoặc căn cứ vào chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả HĐKD.
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.

3) Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động(Mã số 08):

Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06

Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn(…)

* Tăng giảm các khoản phải thu(Mã số 09):

  • Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Số liệu được công vào “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ”
  • Nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).

* Tăng giảm hàng tồn kho(Mã số 10):

  • Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản hàng tồn kho (Không bao gồm số dư của Tài khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và không bao gồm số dư hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư).
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).

* Tăng giảm các khoản phải trả(Mã số 11)

  • Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).

* Tăng giảm chi phí trả trước (Mã số 12):

  • Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của TK chi phí trả trước.
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ.
  • Hoặc được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).

* Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13)

  • Số liệu căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK chứng khoán kinh doanh.
  • Số liệu chỉ tiêu này được (+) và chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

* Tiền lãi vay đã trả(Mã số 14):

  • Chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay; trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).

* Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp(Mã số 15):

  • Chi tiết tiền nộp thuế TNDN trong kỳ.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

* Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh(Mã số 16)

  • Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.

* Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh(Mã số 17):

  • Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
  • Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh(Mã số 20):

Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17

 

2. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư

  • Nguyên tắc lập:

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra. trong kỳ từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.

  • Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể theo phương pháp gián tiếp

1) Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thực chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, gồm:

  • Tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo.
  • Chi phí sản xuất thử sau khi bù trừ với số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử của TSCĐ hình thành từ hoạt động XDCB được cộng vào chỉ tiêu này (nếu chi lớn hơn thu) hoặc trừ vào chỉ tiêu này (nếu thu lớn hơn chi).
  • Số tiền đã thực trả để mua nguyên vật liệu, tài sản, sử dụng cho XDCB nhưng đến cuối kỳ chưa xuất dùng cho hoạt động đầu tư XDCB;
  • Số tiền đã ứng trước cho nhà thầu XDCB nhưng chưa nghiệm thu khối lượng;
  • Số tiền đã trả để trả nợ người bán trong kỳ liên quan trực tiếp tới việc mua sắm, đầu tư XDCB.
  • Tiền chi cho giai đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình,

Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

2) Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và bất động sản đầu tư trong kỳ báo cáo.
  • Kể cả số tiền thu hồi các khoản nợ phải thu liên quan trực tiếp tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác.
  • Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.

 

3) Tiền chi cho vay, đầu tư góp vốn vào vị khác (Mã số 23)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã gửi vào ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng,
  • Tiền đã chi cho bên khác vay,
  • Tiền chi của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán
  • Chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác (trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả…) vì mục đích đầu tư
  • Tiền đã chi để đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền chi trả nợ để mua công cụ vốn từ kỳ trước), bao gồm Tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết, mua cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết,…
  • Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).


4) Tiền thu hồi cho vay, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 24)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ việc rút tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng;
  • Tiền thu của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán;
  • Tiền thu hồi lại gốc đã cho vay, gốc trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả và các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
  • Tiền đã thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ trước).

5) Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.


  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)
  • Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 21 đến Mã số 27.
  • Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
  • Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27

 

 

3. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính

  • Nguyên tắc lập:

Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".

  • Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể theo phương pháp trực tiếp

1) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu (Mã số 31)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn trong kỳ báo cáo.
  • Đối với công ty cổ phần, chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thu do phát hành cổ phiếu phổ thông theo giá thực tế phát hành.
  • Tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu và phần quyền chọn của trái phiếu chuyển đổi

2) Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã số 32)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

3) Tiền thu từ đi vay (Mã số 33)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nhận được trong kỳ do doanh nghiệp đi vay các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo,
  • Tiền vay dưới hình thức phát hành trái phiếu thông thường hoặc trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai (được phân loại là nợ phải trả).
  • Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên bán nhận được trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán khác.

4) Tiền trả nợ gốc vay và nợ thuê tài chính (Mã số 34)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả về khoản nợ gốc vay, kể cả tiền trả nợ gốc trái phiếu thông thường, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai (được phân loại là nợ phải trả) trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên bán đã trả lại cho bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán khác.
  • Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

5) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 35)

  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền cổ tức và lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp (kể cả số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thay cho chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

 

  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40)
  • Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 31 đến Mã số 36.
  • Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
  • Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36.

 

  • Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50)
  • Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
  • Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40.
  • Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).

  • Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60)

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).


  • Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)
  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ (Mã số 110 của Bảng cân đối kế toán) tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu có lãi tỷ giá
  • ·và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu phát sinh lỗ tỷ giá.

 

  • Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70)
  • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ báo cáo (Mã số 110, cột “Số cuối kỳ” trên Bảng Cân đối kế toán).
  • Chỉ tiêu này bằng số “Tổng cộng” của các chỉ tiêu Mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán kỳ đó.
  • Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61.

 

5. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp gián tiếp.

  • Ưu điểm:
  • Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, cho thấy cụ thể mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này
  • Dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác.
  • Nhược điểm:
  • Các bược lập phức tạp hơn so với phương pháp trực tiếp

 

Trên đây là nội dung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, hy vọng thông qua bài viết bạn đọc có thể hiểu và đọc được báo cáo LCTT một cách dễ dàng. Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn hãy để comment dưới bài viết hoặc liên hệ Lớp học Chứng khoán để được tư vấn tốt hơn.

CÁC BẠN XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY - PHẦN 1 - PHẦN 2 - PHẦN 3 -PHẦN 4 - PHẦN 5

 Các bài viết có thể bạn quan tâm

 

Tags: Báo cáo tài chính, chuẩn mực ké toán, Phân tích báo cáo tài chính;
Tin bài đã đăng
Hướng dẫn phân tích tài chính ngân hàng Thương mại
Chỉ số tài chính Ngân hàng Thương Mại
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của ​Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về định chế tài chính và Ngân hàng thương mại
Một số sai lầm khi đọc Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Hướng dẫn Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Các gian lận báo cáo tài chính phổ biến
Các bước đọc nhanh Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp
Hướng dẫn kiểm tra Báo cáo tài chính
Đọc hiểu các Chỉ số tài chính
Hướng dẫn đọc hiểu Thuyết minh Báo cáo tài chính
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Hướng dẫn đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn đọc hiểu Báo có Kết quả kinh doanh
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Báo cáo Tài chính là gì? Tìm hiểu về Báo cáo Tài chính
Tìm hiểu quy định của pháp luật về Kế toán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam Và những kiến thức liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán