Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại là yêu cầu cần thiết đối với NĐT, tuy nhiên đây là vấn đề tương đối khó khăn với những người mới bắt đầu. Bài Viết sau đây Chứng khoán Trí Đức cùng bạn tìm hiểu về Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTM.
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHTM?
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo phản ánh tổng hợp tình hình thu – chi, mức độ lãi lỗ của ngân hàng trong một thời kỳ kinh doanh.
Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà phân tích có thể đánh giá về khả năng sinh lãi, đánh giá kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, trình độ quản lý, đánh giá khả năng sinh lời của mỗi loại tài sản
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo hình dưới đây:

1. Doanh thu của ngân hàng gồm doanh thu từ lãi và doanh thu khác.
2. Chi phí của ngân hàng gồm chi phí trả lãi và chi phí khác tương tự. Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản
- Trả lãi tiền gửi cho khách hàng
- Trả lãi tiền vay cho các tổ chức khác
- Trả lãi phát hành giấy tờ có giá
- Trả lãi tiền thuê tài chính
- Chi phí khác
Chênh lệch thu chi từ lãi = Doanh thu lãi – Chi phí trả lãi
Chênh lệch thu chi khác = Doanh thu khác – Chi phí khác
Thu nhập lãi thuần = (1) – (2)
3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
Ngoài khoản thu chính từ lãi cho vay. NHTM có khoản thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là Thu phí từ việc cung cấp dịch vụ.
Các dịch vụ phổ biến gồm:
(1) Thu từ dịch vụ thanh toán;
(2) Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh;
(3) Thu từ dịch vụ ngân quỹ;
(4) Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý;
(5) Thu từ dịch vụ tư vấn;
(6) Thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm;
(7) Thu phí nghiệp vụ chiết khấu;
(8) Thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két; (9) Thu khác
4. Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là khoản chi lớn thứ 2 sau khoản chi lãi tiền gửi, tiền vay. Do đó khoản chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Các khoản chi phí hoạt động bao gồm:
- Chi nộp thuế
- Chi nộp các khoản phí , lệ phí
- Chi phí cho nhân viên:Lương và phụ cấp; Chi trang phục giao dịch và phương tiện bảo hộ lao động; Chi trợ cấp
- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi về vật liệu và giấy tờ in; Công tác phí; Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; Chi nghiên cứu; Chi bưu phí và điện thoại; Điện, nước, Hội nghị, Lễ tân, khánh tiết……
- Chi về tài sản: Khấu hao cơ bản tài sản cố định; Bảo dưỡng và sửa chữa; Mua sắm công cụ lao động; Chi thuê tài sản; hi bảo hiểm tài sản
- Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
IX = I + II + III + IV + V + VI + VII –XIII
6. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng – X = (1) + (2) – (3)
(1) Trích rủi ro dư nợ cho vay
(2) Trích dự phòng VAMC
(3) Hoàn nhập dự phòng rủi ro
7. Tổng lợi nhuận trước thuế = IX – X = (XI)
8. Chi phí thuế TNDN = (1) + (2) - XII
(1) Chi phí thuế TNDN hiện hành
(2) Chi phí thuế TNDN hoãn lại
9. Lợi nhuận sau thuế = XI - XII
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của NHTM
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Môi trường kinh doanh hiện đại đòi hỏi việc kiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại không chỉ dựa trên các thông tin của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh mà còn phải dựa vào thông tin từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Như vậy, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp người đọc thấy được tiềm lực tài chính thực sự bằng dòng tiền của ngân hàng thương mại, nó bổ trợ cho các thông tin từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng thương mại (NHTM) phản ánh dòng tiền phát sinh từ 3 hoạt động:
- Hoạt động kinh doanh
- Hoạt động đầu tư
- Hoạt động tài chính.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính phản ánh tiền thu, tiền chi liên quan trực tiếp đến vốn chủ sở hữu và vốn vay của ngân hàng như thu – chi liên quan đến phát hành, mua lại cổ phiếu, các giấy tờ có giá dài hạn (không bao gồm thu – chi liên quan đến tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và khách hàng).
Dòng tiền hoạt động đầu tư phản ánh tiền thu, tiền chi liên quan đến đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính của NHTM.
Dòng tiền hoạt động kinh doanh phản ánh dòng tiền thu, tiền chi chưa được phản ánh ở dòng tiền đầu tư và tài chính, nó liên quan đến hoạt động huy động – cho vay của NHTM như: Thu lãi, phí cho vay, thu hồi cho vay, chi cho vay, nhận tiền gửi…
Tương tự như Doanh nghiệp thông thường, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của NHTM cũng được lập theo 2 phương pháp: Phương pháp Trực tiếp và Phương pháp gián tiếp. Điểm khác biệt nằm ở các nghiệp vụ phát sinh có tên gọi khác nhau, còn về bản chất tương tự nhau.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo LCTT của Ngân hàng Thương mại, huy vọng có thể hỗ trợ được cho các bạn có thể đọc và hiểu về tài chính NHTM. Nếu còn vấn đề cần trao đổi các bạn hãy để lại comment phía dưới bài viết hoặc liên hệ Lớp học chứng khoán để trao đổi kỹ hơn.
Các bài viết các bạn có thể quan tâm