LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán Việt Nam Và những kiến thức liên quan

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập và báo cáo theo những chuẩn mực nhất định, vậy những chuẩn mực đó là gì? Hãy cùng Lớp học Chứng khoán tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán là những quy định về cách thức ban hành trong việc lập cũng như giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Đây là quy định được các tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành.

3. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS);

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC - International Accounting Standards Committee) thành lậ̣p năm 1973. Năm 2001, đổ̉i thành Hộ̣i đồ̀ng chuẩn mực kế́ toán quố́c tế́ (IASB - International Accounting Standards Board)

Với sự tham gia của nhiều tổ chức thành viên từ nhiều quốc gia trên thế giới, IASB có nhiệm vụ soạn thảo, ban hành và công bố các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS - International Accounting Standards)

Từ năm 2003, IAS được gọi là Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS - International Financial Reporting Standards) (Các chuẩn mực IAS được ban hành trước đó vẫn mang tên cũ)

Mục đích của những tiêu chuẩn này không chỉ là tính chính xác của kế toán mà còn là sự toàn vẹn và minh bạch Báo cáo tài chính. IASB đã và vẫn đang tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn IAS/IFRS.

Tính đến 1/1/2011, đã có 41 chuẩn mực kế toán quốc tế và 9 chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính được IASB ban hành.

3. Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS);

Ở Việt Nam, Bộ Tài Chính là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Từ năm 2000.

Từ năm 2000 đến đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực thông qua 5 đợt (bằng 5 Quyết định và các Thông tư hướng dẫn thực hiện) theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế và Phù hợp với đặc điểm kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam.

  • Mục đích của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

    Chuẩn mực kế toán Việt Nam là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

  •  Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện Chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;

  •  Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;

  •  Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;

  •  Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

  • Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán:

    Được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.

  •  Chuẩn mực kế toán chính là những qui định, những nguyên tắc cơ bản, những hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính.

  •  Đã làm kế toán thì nhất định phải nắm rõ tất cả các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Với những bạn làm công ty nước ngoài thì còn phải biết chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), US...

  •  Nắm rõ các chuẩn mực cơ bản, khi đọc báo cáo tài chính các bạn hiểu được ý nghĩa các khoản mục trong báo cáo tài chính.

  •  Đánh giá chất lượng mức độ tin cậy của số liệu trong báo cáo tài chính…

  • Đợt 1: Ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực sau:

    1- Chuẩn mực kế toán số 02 Hàng tồn kho

    2 - Chuẩn mực kế toán số 03 Tài sản cố định hữu hình

    3 - Chuẩn mực kế toán số 04 Tài sản cố định vô hình

    4 - Chuẩn mực kế toán số 14 Doanh thu và thu nhập khác

    (Theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính)

  • Đợt 2: Ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực sau:

    5 - Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung;

    6 - Chuẩn mực kế toán số 06 - Thuê tài sản;

    7 - Chuẩn mực kế toán số 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái;

     8 - Chuẩn mực kế toán số 15 - Hợp đồng xây dựng;

    9 - Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay;

    10 - Chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

     (Theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính)

  • Đợt 3: Ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực sau:

    11 - Chuẩn mực kế toán số 05 - Bất động sản đầu tư;

    12 - Chuẩn mực kế toán số 07 - Các khoản đầu tư vào công ty liên kết;

    13 - Chuẩn mực kế toán số 08 - Thông tin t.chính về những khoản vốn góp LD

    14 - Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính;

    15 - Chuẩn mực kế toán số 25 - BCTC hợp nhất và k.toán khoản ĐT vào cty con;

    16 - Chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan.

    (Theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính)

  • Đợt 4: Ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực sau:

    17 - Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp;

    18 - Chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự;

    19 - Chuẩn mực kế toán số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;

    20 - Chuẩn mực kế toán số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ;

    21 - Chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận;

    22 - Chuẩn mực kế toán số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

    (Theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TTBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính)

  • Đợt 5: Ban hành ngày 28/12/2005 gồm 4 chuẩn mực sau:

23 - Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh;

24 - Chuẩn mực kế toán số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng;

25 - Chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm;

26 - Chuẩn mực kế toán số 30 - Lãi trên cổ phiếu.

(Theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TTBTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính)

Trên đây Lớp học Chứng khoán giới thiệu đến bạn đọc, Hệ thông 26 chuẩn mực kế toán viêt nam đầy đủ nhất và mới nhất. Các bạn cần tìm hiểu kỹ các chuẩn mực kế toán trước khi đi vào phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các  bạn còn thắc mắc hãy để lại comment phía dưới hoặc liên hệ Lớp học Chứng khoán để được tư vấn tốt hơn.

CÁC BẠN XEM VIDEO BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

Các bài viết có thể bạn quan tâm:
Tags: Bảng giá chứng khoán;
Tin bài đã đăng
Hướng dẫn phân tích tài chính ngân hàng Thương mại
Chỉ số tài chính Ngân hàng Thương Mại
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của ​Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về định chế tài chính và Ngân hàng thương mại
Một số sai lầm khi đọc Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Hướng dẫn Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Các gian lận báo cáo tài chính phổ biến
Các bước đọc nhanh Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp
Hướng dẫn kiểm tra Báo cáo tài chính
Đọc hiểu các Chỉ số tài chính
Hướng dẫn đọc hiểu Thuyết minh Báo cáo tài chính
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp gián tiếp
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Hướng dẫn đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn đọc hiểu Báo có Kết quả kinh doanh
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Báo cáo Tài chính là gì? Tìm hiểu về Báo cáo Tài chính
Tìm hiểu quy định của pháp luật về Kế toán
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Nhóm zalo Hội viên đồng hành
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Hệ thống kiến thức chứng khoán cơ bản giành cho người mới (F0)
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
Khóa học Đầu tư chứng khoán
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán