Phương pháp phân tích tài chính ngân hàng thương mại
Cũng giống như phân tích báo cáo tài chính của Doanh nghiệp thông thường, để phân tích tài chính của NHTM, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp sau: (1) Phương pháp phân tổ; (2) Phương pháp cân đối; (3) Phương pháp so sánh; (4) Phương pháp tỷ lệ; (5) Phương pháp thay thế liên hoàn; (6) Phương pháp phân tích DUPONT.
Nội dung phân tích tài chính ngân hàng thương mại
Phân tích các báo cáo tài chính NHTM cũng, bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích bảng cân đối kế toán
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Công việc phân tích cần đánh giá khái quát tình hình tài chính của NHTM, khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản, khả năng hoạt động đang diễn ra như thế nào? khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra cần Phân tích nguồn vốn và diễn biến sử dụng vốn hiện tại và xu hướng trong tương lai, đánh giá NHTM và phân tích tình hình rủi ro tài chính của NHTM.
1. Phân tích về nguồn vốn.
* Phân tích hoạt động huy động vốn
- Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
- Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động, tỷ trọng từng loại theo thị trường huy động (thị trường 1, thị trường 2); theo kì hạn, cơ cấu loại tiền …
- Đánh giá thị phần huy động vốn của NH trong nền kinh tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
+ Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động.
+ Lãi suất huy động BQ cho nguồn vốn huy động
+ Thị phần huy động vốn
* Phân tích vốn chủ sở hữu
- Tốc độ tăng VCSH
- So sánh quy mô vốn chủ sở hữu của NHTM với các NHTM khác trong ngành để đánh giá tiềm lực tài chính.
- Tỷ trọng VCSH so với tổng nguồn vốn.
- Chỉ tiêu đủ vốn:
Hệ số an toàn vốn – CAR.
CAR = [(VTC hay vốn cơ bản)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Từ ngày 1/10/2010 theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN thì tỉ lệ CAR này sẽ được điều chỉnh từ 8% lên 9%.
2. Phân tích về sử dụng vốn – Tài sản trong báo cáo tài chính ngân hàng thương mại.
- Phân tích khái quát Phân tích quy mô và sự biến động về tổng tài sản, cơ cấu tài sản, tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản qua các năm.
- Các chỉ tiêu đánh giá quy mô, cơ cấu tài sản có sinh lời:
+ Tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản
+ Tỷ trọng từng hạng mục tài sản/Tổng tài sản có:
- Phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng thông qua các chỉ tiêu:
+ Tổng dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh
+ Tốc độ tăng dư nợ cho vay, bảo lãnh.
+ Tỷ trọng từng khoản dư nợ theo cách phân loại cơ cấu danh mục cho vay:
- Phân tích rủi ro tín dụng, đánh giá chất lượng cho vay thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.
+Tỷ lệ nợ xấu – NPL rate (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5).
+Tỷ lệ nợ có vấn đề (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và nợ đã xử lý
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng + Khả năng bù đắp tổn thất rủi ro:
3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
- Đánh giá kết cấu tài sản, nguồn vốn, phân tích tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Thông qua các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động,
+ Tỷ lệ tín dụng và đầu tư dài hạn/nguồn vốn dài hạn
Qua việc phân tích cân bằng tài chính, sẽ giúp nhà quản lý điều hành có kế hoạch huy động nguồn với kỳ hạn và chi phí hợp lý để đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn hoặc có kế hoạch tăng trưởng tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4. Phân tích khả năng thanh toán trong báo cáo tài chính ngân hàng thương mại.
- Nội dung chủ yếu của việc đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng thường thông qua việc xem xét kết hợp các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số tài sản lỏng:
+ Hệ số khả năng thanh toán:
+ Tỷ lệ khả năng chi trả
+ Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi – LTD
+ Tỷ lệ vốn ngắn hạn/Dư nợ vay trung dài hạn (TDH): phản ánh sự mất cân đối về kỳ hạn.
5. Phân tích Phân tích hiệu quả.
- Phân tích thu thập, chi phí, khả năng sinh lời của NHTM bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích quy mô, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập, chi phí trong kỳ, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh và đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối trong tổng lợi nhuận, tỷ trọng chi phí hoạt động trong tổng lợi nhuận. Trong đó, 2 chỉ tiêu đáng quan tâm là:
+ Thu nhập ròng từ lãi/Tổng thu nhập:.
+ Chi phí ngoài trả lãi/Tổng thu nhập:
- Phân tích khả năng sinh lời
+ Khả năng sinh lời của tài sản – ROA
+ Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE
+ Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên – NIM
+ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng cận biên – NNIM
+ Tỷ lệ thu nhập từ lãi/Thu nhập ngoài lãi
Trên đây hướng dẫn chi tiết cách phân tích tài chính ngân hàng thương mại. Hy vọng giúp các nhà đầu tư có những bước đầu tư thành công.