Thông tin chung về chỉ số tài chính ngân hàng thương mại
Các con số trên Báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ sẽ khô khan và thiếu mối liên hệ giữa chúng. Do vậy, thông qua các chỉ số tài chính sẽ giúp nhà đầu tư hay người đọc báo cáo tài chính xem xét sâu hơn về tình hình tài chính của NHTM.
Có rất nhiều các chỉ số tài chính được xây dựng để phục vụ cho công tác phân tích tài chính của NHTM , tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của cuộc phân tích để lựa chọn các chỉ số phù hợp.
Tuy nhiên nhóm lại chỉ có 4 nhóm chỉ số tài chính sau:
- Nhóm 1: Chỉ số an toàn vốn và khả năng thanh toán
- Nhóm 2: Chỉ số đánh giá chất lượng tài sản
- Nhóm 3: Chỉ số hiệu quả hoạt động
- Nhóm 4 : Chỉ số giá thị trường
Sau đây, chúng ta đi tìm hiểu từng nhóm chỉ số và ý nghĩa của chỉ số.
Một số khái niệm chuyên ngành:
Tài sản sinh lời (TSSL)
Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản trực tiếp mang lại lợi nhuận cho NHTM. Đa phần các tài sản của NHTM là tài sản tài chính, nên đều có thể trực tiếp mang lại lợi nhuận.
Tuy nhiên vẫn có những khoản không trực tiếp mang lại lợi nhuận nhưng vẫn phải duy trì để đảm bảo hoạt động, gồm: Tiền tại quỹ, tiền dự trữ thanh toán, máy móc thiết bị và các khoản trong Tài sản cố định.
Vì vậy, Tài sản sinh lời (TSSL) được xác định bằng công thức sau:
- TSSL = Tổng tài sản – (Tiền tại quỹ + tiền dự trữ + Máy móc thiết bị và TSCĐ)
- Ý nghĩa của TSSL: được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Tài sản rủi ro (TSRR)
TSRR là tài sản sinh lợi phụ thuộc vào rủi ro tín dụng cũng như rủi ro lãi suất, là những tài sản đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao, có thể bị tổn thất.
Ở các nước tư bản, một số ngân hàng vẫn còn tính tài sản rủi ro bằng tài sản sinh lợi trừ đi toàn bộ chứng khoán của chính phủ.
Tuy nhiên, đa số các ngân hàng tính tài sản rủi ro bằng tài sản sinh lợi trừ đi các phương tiện chi trả và chứng khoán đầu tư kỳ hạn dưói 1 năm.
- TSRR = TSSL – (các chứng từ có giá + chứng khoán đầu tư dưới 1 năm)
- Ý nghĩa của TSRR: được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn hoạt động của NHTM.
I. Nhóm chỉ số an toàn vốn và thanh toán trong chỉ số tài chính ngân hàng thương mại:
Hệ số an toàn vốn (CAR):
Công thức tính
- Ý nghĩa hệ số CAR: là hệ số được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn vốn trong hoạt động của NHTM.
- Hệ số CAR ngân hàng thương mại Việt Nam là trên 9% (Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN)
Hệ số tỷ lệ cho vay trên vốn huy động – LDR:
Hệ số LDR là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi huy động được của NHTM.
Được xác định:
- Ý nghĩa của hệ số LDR: để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của NHTM
- Hệ số LDR theo quy đinh (Thông tư 22/2019/TT-NHNN) tối đa là 85%
Tỷ lệ dự trữ thanh toán:
Tỷ lệ dự trữ thanh toán là tỷ lệ dự trữ tiền đảm bảo khả năng thanh toán hàng ngày cho khách hàng.
Được xác định:
- Ngân hàng thương mại phải duy trì tối thiểu 10% (Thông tư 22/2019/TT-NHNN).
- Cách xác định TSTK cao và Tổng nợ phải trả theo thông tư 22
- Ý nghĩa: khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn của NHTM
II. Nhóm hệ số đánh giá chất lượng tài sản và nguồn vốn trong chỉ số tài chính ngân hàng thương mại:
Hệ số NPL (Non-Performing Loan):
Nợ xấu – Hay nợ dưới chuẩn (Nợ từ nhóm 3-5 theo quy định phân loại nợ quá hạn của NHNN).
- NPL = Nợ quá hạn (nhóm 3-5) / Tổng dư nợ cho vay khách hàng
- Ý nghĩa: Hệ số này đánh giá chất lượng tín dụng, cũng như chất lượng tài sản của NHTM.
Hệ số LLR – Dự phòng rủi ro tín dụng
LLR – Dự phòng rủi ro tín dụng – tỷ lệ bao nợ xấu
- Công thức xác định = Quỹ DPRR / Nợ xấu
- Ý nghĩa:Hệ số này đánh giá xem NHTM đã phòng ngừa được bao nhiêu rủi ro đối với số nợ quá hạn (nợ xấu) hiện tại của NHTM.
Hệ số CAR:
CAR là Hệ số an toàn vốn theo Hiệp ước Basel.
Được xác định bằng công thức:
- Ý nghĩa hệ số CAR: là hệ số được sử dụng để đánh giá mức độ an toàn vốn trong hoạt động của NHTM.
- Hệ số CAR ngân hàng thương mại Việt Nam là trên 9% (Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN)
III. Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động:
Hệ số NIM
NIM là biên lãi ròng hay tỷ lệ thu nhập lãi thuần
Được xác định bằng công thức
- Ý nghĩa của hệ số NIM: đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Hệ số CIR: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động
- CIR – Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động
- Hệ số này đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, xem xét NHTM thu được một trăm đồng lợi nhuận thì mất bao nhiêu đồng chi phí
Khả năng sinh lời của tài sản (ROA):
– Công thức xác định = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
– Ý nghĩa: khả năng sinh lời của tài sản
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
– Công thức xác định = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
– Ý nghĩa: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
IV. Nhóm chỉ số định giá:
Tương tự như doanh nghiệp thông thường, nhóm chỉ số định giá gồm: BVPS; EPS; P/E; P/B……
Trên đây là nhóm chỉ số tài chính Ngân hàng Thương mại, nhà đầu tư cần am hiểu từng chỉ số để có thể hiểu và phân tích tài chính của NHTM. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Xem thêm
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại