Báo cáo tài chính NHTM nói riêng và các định chế tài chính nói chung có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường, do đó nhiều bạn mới tiếp cận sẽ gặp những khó khăn nhất định để có thể đọc hiểu về tài chính NHTM. Bài Viết sau đây Chứng khoán Trí Đức cùng bạn tìm hiểu về Bảng cân đối kế toán của NHTM.
Bản cân đối kế toán NHTM là gì?
Là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định nào đó. Bảng cân đối kế toán phản ánh qui mô, cấu trúc nguồn vốn và tài sản của ngân hàng, và đặc biệt sự biến động của chúng qua các thời điểm.
Cấu trúc bảng cân đối kế toán ngân hàng theo hình dưới đây

Nguyên tắc của bảng cân đối kế toán là TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
3. Ý nghĩa các khoản mục trong Nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại được hình thành từ: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.
a) Nguồn vốn chủ sở hữu:
Ở khía cạnh kinh tế, Vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn góp của cổ đông và lợi nhuận, cũng như các quỹ khác tích luỹ trong quá trình kinh doanh (Ngân sách; cổ đông; liên doanh…)
Tuy nhiên NHTM là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, do vậy Về khía cạnh quản trị và tính chất hoạt động, cách hiểu vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại ngoài vốn góp của chủ sở hữu, lợi nhuận và các quỹ thì còn có thể tính đến các khoản nợ dài hạn (như vay chính phủ dài hạn; phát hành trái phiếu).
- Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu: Do đặc điểm có khả năng tạo tiền, nên hiện nay đa phần các NHTM tại Việt Nam đều có tỷ trọng vốn CSH dưới 10%. Tuy là con số nhỏ trên tổng nguồn vốn, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo hoạt động của NHTM:
- Yếu tố bảo vệ: đảm bảo phần bù đắp rủi ro trong cho vay và đầu tư của Ngân hàng.
- Yếu tố hoạt động: là nguồn dài hạn để đầu tư cho đất đai, nhà xưởng, thiết bị.
- Mặt khác nó là nguồn chủ yếu để góp vốn, liên doanh, mua cổ phiếu các công ty hoặc là bộ phận vốn thành lập các công ty trực thuộc (cho thuê tài chính, bảo hiểm…).
- Yếu tố điều chỉnh: Tức là, một mặt nó tạo niềm tin nơi khách hàng gửi tiền, mặt khác nó là yếu tố điều chỉnh chính yếu chính sách cho vay, đầu tư… của các Ngân hàng.

b). Nợ phải trả:
Ý nghĩa của Nợ phải trả: Đây là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại (từ 90-95%). Nó được cấu tạo bởi các thành phần:
- Tiền gửi các loại (giao dịch và phi giao dịch)
- Vay vốn trên thị trường tiền tệ
- Tái cấp vốn từ ngân hàng trung ương
Trong đó, nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất và gắn liền với bản chất hoạt động của ngân hàng thương mại và là khoản mục chính để phân biệt ngân hàng thương mại với các định chế tài chính khác.
Ngân hàng tốt nên phân bổ đầy đủ và cân đối giữa các khoản mục trong nguồn vốn
- Thiếu Nợ: ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
- Thiếu vốn chủ sở hữu: ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về tài chính
4. Ý nghĩa các khoản mục trong Tài sản của NHTM
Tài sản của NHTM được trình bày thứ tự theo tính lỏng của dòng tiền, và tính chất của nghiệp vụ phát sinh. Trong đó ý nghĩa từng khoản mục chính như sau:
- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý: Có ý nghĩa đảm bảo cho khách hàng rút tiền và các khoản cho vay đột xuất hàng ngày hoặc các khoản chi đột xuất khác. Hay nói cách khác đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
- Tiền gửi tại NHNN: biện pháp phòng ngừa phải tiến hành, các ngân hàng thương mại phải gửi một khối lượng tiền giấy và tiền kim loại ở mức tối thiểu theo quy định tại ngân hàng Nhà nước để phục vụ cho dịch vụ thanh toán và dự phòng thanh khoản.
- Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác: Hệ thống ngân hàng luôn có tình trạng có ngân hàng thiếu vốn cho vay, có ngân hàng thừa vốn nên các ngân hàng thực hiện vay, mượn lẫn nhau. Khi ngân hàng thừa vốn có thể cho các ngân hàng khác vay hoặc gửi lại nhằm mục đích thu lợi nhuận từ lãi tiền gửi, đồng thời đây cũng là khoản tiền gửi nhằm mục đích dự phòng cho các nhu cầu vốn trong tương lai.
- Cho vay khách hàng: là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại và cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của ngân hàng. Do đó chất lượng tín dụng cũng chính là chất lượng tài sản của NHTM.
- Chứng khoán kinh doanh: Nhằm mục đích sinh lợi nhuận, ngoài ra còn là công cụ dự phòng cho hoạt động ngân hàng, cũng như điều tiết chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ: Trái phiếu, kỳ phiếu…

NHTM cần phân bổ đều tất cả các khoản mục theo đặc điểm kinh doanh của đơn vị và không nên thiếu một trong các khoản mục trên.
- Nếu thiếu tiền ảnh hưởng thanh toán.
- Thiếu tiền gửi sẽ không có dự phòng.
- Thiếu phải thu không có doanh thu liên tục.
- Thiếu hàng tồn kho không đảm bảo cho hoạt liên tục.
- Thiếu tài sản khác ảnh hưởng đến hoạt động chung…..
Tại một thời điểm nào đó tài sản không đủ các khoản mục, hoặc đủ các khoản mục nhưng không cân đối, hoặc đủ cơ cấu nhưng chất lượng kém…có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về bảng cân đối kế toán ngân hàng, huy vọng có thể hỗ trợ được cho các bạn có thể đọc và hiểu về tài chính NHTM. Nếu còn vấn đề cần trao đổi các bạn hãy để lại comment phía dưới bài viết hoặc liên hệ Lớp học chứng khoán để trao đổi kỹ hơn.
Các bài viết các bạn có thể quan tâm