Theo Công trình nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ - ACFE thống kê cho thấy có năm loại gian lận tài chính phổ biến được thống kê theo bảng dưới đây:
1) Che dấu công nợ và chi phí:
Là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che dấu
Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí:
- Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng
- Không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành
- Vốn hoá chi phí (VAS16 và Thông tư 105/2003/TT-BTC)
2) Ghi nhận doanh thu không có thật/khai cao doanh thu
- Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực
- Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại
- Hoặc cố ý ghi tăng các nhân tố trên Hóa đơn như số lượng, giá bán…
- Hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá – dịch vụ được bán
3) Định giá sai tài sản
Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc:
- Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được
- Không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn
Các tài sản thường bị định giá sai: các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, TSCĐ, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản
4) Ghi nhận sai niên độ
- Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh
- Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn
5) Không khai báo đầy đủ thông tin
- Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính
- Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán…
Tuy nhiên mọi gian lận đều để lại dấu vết, dưới đây là một số điểm nhận diện báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể nghi ngờ?
- Công ty đa nghành nghề, nhiều công ty con, công ty liên kết.
- Công ty tăng vốn liên tục thông qua phát hành riêng lẻ
- Cơ cấu tài sản bất hợp lý, hàng tồn kho, khoản phải thu lớn
- Đầu tư tài chính không rõ ràng
- Lợi nhuận không ổn định, lợi nhuận tài chính hoặc lợi nhuận khác rất cao
- Dòng tiền bất thường
- Đơn vị kiểm toán không uy tín
- Ban lãnh đạo hay mua bán cổ phiếu của công ty…..
Trên đây là một số cách thức gian lận báo cáo tài chính, người sử dụng cần nắm rõ để có thể làm chủ số liệu khi sử dụng báo cáo tài chính để phân tích doanh nghiệp. Bạn đọc cần trao đổi thêm có thể để lại comment phía dưới bài viết hoặc liên hệ Lớp học Chứng khoán để trao đổi kỹ hơn.
VIDEO BÀI VIẾT CÁC BẠN XEM TẠI ĐÂY - PHẦN 1 - PHẦN 2 - PHẦN 3
Các bài viết có thể các bạn quan tâm