LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hướng dẫn Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp

Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin tài chính của doanh nghiệp, vì vậy người sử dụng không những phải biết đọc, hiểu BCTC, mà còn phải biết phân tích số liệu đó để đánh giá thực trạng tài chính và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Vậy phân tích báo cáo tài chính là gì? Hãy cùng Chứng khoán Trí Đức tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Phân tích báo cáo tài chính là gì?

Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhật định.

Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính là cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

Những đối tượng quan đến báo cáo tài chính:

  • Ban điều hành
  • Ngân hàng, chủ nợ
  • Nhà cung cấp, người mua hàng
  • Nhà đầu tư, các cổ đông hiện tại và tương lai……

Mỗi đối tượng có xướng tập trung vào những khía cạnh riêng của “Bức tranh tài chính” của doanh nghiệp.

2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Phân tích các báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung sau:

  • Phân tích bảng cân đối kế toán
  • Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
  • Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính
  • Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Công việc phân tích cần đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng hoạt động đang diễn ra như thế nào? khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra cần Phân tích nguồn vốn và diễn biến sử dụng vốn hiện tại và xu hướng trong tương lai, đánh giá doanh nghiệp và phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp

3. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:

  • Phương pháp chi tiết
  • Phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ
  • Phương pháp đồ thị
  • Phương pháp loại trừ
  • Phương pháp liên hệ
  • Phương pháp chênh lệch
  • Phương pháp liên hệ cân đối, Phương pháp tương quan và hồi quy bội, Phương pháp thay thế liên hoàn
  • Mô hình Dupont…..

 Sau đây Chúng ta đi vào tìm hiểu một sô phương pháp cơ bản phổ thông thường được nhà đầu tư sử dụng phổ biến hiện nay.

3.1 Phương pháp chi tiết

Phương pháp phân tích chi tiết là việc chi tiết các chỉ tiêu phân tích theo các khía cạnh khác nhau giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác hơn.

Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:

  • Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
  • Chi tiết theo thời gian.
  • Chi tiết theo địa điểm

Sau đó, nhà phân tích mới tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian.

3.2 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của từng chỉ tiêu phân tích.

Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

  • Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
  • Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.

Nội dung so sánh gồm:

  • So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
  • So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
  • So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành.

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức.

  • So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
  • So sánh theo chiều dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (cơ cấu tài sản, nguồn vốn), giữa các báo cáo tài chính doanh nghiệp (lợi nhuận và tài sản)…
  • So sánh xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu

 Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phân tích tài chính. Nó được sử dụng đa dạng và linh hoạt.

3.3 Phương pháp tỷ trọng

Sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (cơ cấu tài sản, nguồn vốn), giữa các báo cáo tài chính doanh nghiệp (lợi nhuận và tài sản)…

3.4 Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó mô tả xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính.

4. Các bước phân tích báo cáo tài chính

´Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Cân bàng TC, KNTT, KN sinh lời, tình hình rủi ro tài chính…

            + Đối với bên cho vay, nhà cung cấp: khả năng trả nợ của doanh nghiệp

            + Đối với các nhà đầu tư, cổ đông: rủi ro, KN sinh lời, thời gian hoàn vốn, khả năng thanh toán

            + Đối với người hưởng lương: khả năng ổn định và phát triển của DN

´Bước 2: Xây dựng kế hoạch phân tích

            + Xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích

            + Xây dựng các chỉ tiêu phân tích

            + Phương pháp phân tích…

´Bước 3: Sưu tầm tài liệu và xử lý số liệu để phân tích

´Bước 4: Tính toán và phân tích số liệu

´Bước 5: Tổng hợp kết quả và rút ra kết luận

 

5. Phân tích báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư

a) Xác định mục tiêu phân tích:

+ Đánh giá được tổng thể bức tranh tài chính của doanh nghiệp

+ Mục tiêu trọng tâm là đánh giá khả năng tăng trưởng và khả năng sinh lời

b) Sưu tầm và kiểm tra số liệu phân tích

+ Báo cáo tài chính của DN (năm, quý)

+ Bản cáo bạch, báo cáo thường niên

+ Chất lượng tài liệu thu thập (kiểm tra báo cáo tài chính)

+ Tính hợp pháp của tài liệu

+ Số liệu kế hoạch qua các năm

+ Số liệu nghành, định mức kinh tế chung….

+ Số liệu kinh tế vĩ mô

+ Chọn các chỉ tiêu phân tích….

c) Tính toán và phân tích

+ Đưa dữ liệu vào bảng tính, tính toán các hệ số tài chính

+ Sử dụng tổng hợp các phương pháp để phân tích

     - Phương pháp chi tiết: đánh giá từng khoản mục

      - Phương pháp tỷ trọng: đánh giá sự thay đổi và ảnh hưởng của từng chỉ tiêu

       - Phương pháp so sánh hoặc biểu đồ: đánh giá sự thay đổi của từng chỉ tiêu qua các kỳ

d) Tổng hợp và kết luận

+ Đánh giá được tổng quan quy mô tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn, tiềm lực mà DN đang sở hữu, tính cân đối của tài sản, nguồn vốn…chất lượng nguồn thu, dòng tiền….

+ Khả năng thanh toán

+ Khả năng hoạt động

 + Khả năng sinh lời

+ Mức độ rủi ro tài chính……

Trân đây là một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính, các bạn cần trao đổi thêm hãy để lại comment cuối bài viết hoặc liên hệLớp học Chứng khoán để được trao đổi chi tiết hơn.

VIDEO BÀI VIẾT CÁC BẠN XEM TẠI ĐÂY - PHẦN 1 - PHẦN 2

Các bài viết có thể các bạn quan tâm

 

 

Tags: Báo cáo tài chính doanh nghiệp, hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính, đọc hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ,;
Tin bài đã đăng
Hướng dẫn phân tích tài chính ngân hàng Thương mại
Chỉ số tài chính Ngân hàng Thương Mại
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của ​Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về định chế tài chính và Ngân hàng thương mại
Một số sai lầm khi đọc Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Các gian lận báo cáo tài chính phổ biến
Các bước đọc nhanh Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp
Hướng dẫn kiểm tra Báo cáo tài chính
Đọc hiểu các Chỉ số tài chính
Hướng dẫn đọc hiểu Thuyết minh Báo cáo tài chính
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp gián tiếp
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Hướng dẫn đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn đọc hiểu Báo có Kết quả kinh doanh
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Báo cáo Tài chính là gì? Tìm hiểu về Báo cáo Tài chính
Tìm hiểu quy định của pháp luật về Kế toán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam Và những kiến thức liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán