LỚP HỌC CHỨNG KHOÁN
Khách| Đăng nhập
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đọc hiểu các Chỉ số tài chính

Các con số trên Báo cáo tài chínhkhi đứng riêng lẻ chỉ có một ý nghĩa nhất định theo khoản mục độc lập, tuy nhiên nhà đầu tư còn cần phải tìm mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành BCTC thông qua các chỉ số tài chính để có thể hiểu cặn kẽ hơn tài chính của doanh nghiệp. Vậy chỉ số tài chính là gì? Hãy cùng Chứng khoán Trí Đức tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Chỉ số tài chính là gì?

Chỉ số tài chính là tỷ số giữa các chỉ tiêu tài chính có liên quan. Được tính toán nhằm mục đích đánh giá mối tương quan giữa chúng.

2. Sự cần thiết phải tính toán chỉ số tài chính:

Các con số trên Báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ sẽ khô khăn và thiếu mối liên hệ giữa chúng. Do vậy, cần có sự so sánh giữa các con số trên báo cáo nhằm tạo nên các chỉ số tài chính.

Thông qua các chỉ số tài chính sẽ giúp nhà đầu tư hay người đọc báo cáo tài chính xem xét sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3. Ý nghĩa của chỉ số tài chính

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ. 

Chỉ số tài chính giúp người phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

  • Các chỉ số tài chính được dùng so sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua thời gian.
  • Các chỉ số tài chính được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, đây còn là công cụ để dự báo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

4. Các nhóm chỉ số tài chính

Có rất nhiều các chỉ số tài chính được xây dựng để phục vụ cho công tác phân tích tài chính , tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của cuộc phân tích để lựa chọn các chỉ số phù hợp.

Hiện nay có trên 60 chỉ số tài chính phổ biến được sử dụng, tuy nhiên nhóm lại chỉ có 4 nhóm chỉ số tài chính sau:

  • Nhóm 1: Chỉ số về hiệu quả
  • Nhóm 2: Chỉ số Cấu trúc vốn,cấu trúc tài sản (Đòn cân nợ)
  • Nhóm 3: Chỉ số khả năng thanh khoản.
  • Nhóm 4: Chỉ số về khả năng hoạt động.
  • Nhóm 5: Chỉ số giá thị trường

4.1. Nhóm chỉ số về hiệu quả KD, hiệu quả vốn đầu tư

Nhóm chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Cổ đông đánh giá được hiệu quả vốn đầu tư của cổ đông.

Lưu ý: Biến trọng tâm xác định nhóm chỉ số này được lấy từ kết quả kinh doanh gồm: Lãi gộp, Lợi nhuận trước thuế, Lợi nhuận sau thuế, Doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu….

Các chỉ số tài chính đặc trưng: ROA, ROE, ROS

1) Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần – ROS

  • Ý nghĩa: ROS cho biết khi tạo ra một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế?

 

2) Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản - ROA

  • Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh với một đồng tài sản được sử dụng, doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận sau thuế?

 

3) Tỷ suất lợi sau thuế trên vốn chủ sở hữu – ROE

 

  • Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh, mổi đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng thì doanh nghiệp tao ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

 

4.2. Chỉ số cấu trúc vốn và tài sản

Chỉ số cấu trúc vốn và tài sản có ý nghĩa rất quan trọng:

  • Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Hệ số nợ cho thấy mức độ độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, giúp đưa các quyết định, điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.
  • Đối với chủ nợ: Thông qua hệ số nợ, chủ nợ sẽ xem xét được mức độ an toàn của khoản cho vay, từ đó đưa ra quyết định cho vay hay thu hồi nợ.
  • Đối với nhà đầu tư: Đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Lưu ý: Biến trọng tâm trong nhóm chỉ số này là: Tài sản, nguồn vốn

Các chỉ số tài chính đặc trưng của nhóm này:

  • Hệ số cấu trúc vốn: Hệ số nợ, Hệ số tự tài trợ, Đòn cân nợ
  • Hệ số cấu trúc tài sản: Hệ số đầu tư tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn
  •  Hệ số thích ứng tài sản: Hệ số thích ứng tài sản dài, tài sản ngăn

 

1) Hệ số nợ

  • Ý nghĩa: Chỉ số này cho Cho biết mức độ lệ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ? Hay trong 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng có bao nhiêu đồng vốn vay.

2) Hệ số tự tài trợ.

  • Ý nghĩa: Chỉ số này cho cho biết mức độ tự chủ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp? Hay trong 100 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng có bao nhiêu đồng vốn tự có, bao nhiêu đồng vốn vay.

 

3) Hệ số đòn cân nợ

  • Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết khả năng chịu đòn của doanh nghiệp đối với nguồn vốn vay (mức khuyến nghị <2,5 lần)

 

4) Hệ số thích ứng tài sản – Nguồn vốn – R

  • Ý nghĩa: Cho biết mức độ tương thích giữa cơ cấu của nguồn vốn với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

 

4.3. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán

Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhằm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

Nhóm chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp nếu có chuyện “cực gấp” liệu các khoản tiền và hàng tồn kho “bán gấp” có đủ thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, liệu các khoản tiền có đủ trả nợ đến hạn.

Lưu ý: Các biến sử dụng để tính các chỉ số về khả năng thanh toán: tài sản, các khoản nợ, lợi nhuận

Các chỉ số tài chính thường gặp:

  • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
  • Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh

 

1) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

  • Ý nghĩa: Cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà DN đang sử dụng với tổng nợ mà DN phải trả => Mức độ đảm bảo của tổng tài sản với tổng nợ?

 

2) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

  • Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn hay khả năng đảm bảo của Vốn lưu động với nợ ngắn (mức khuyến nghị >= 2 lần)

 

3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh – hay tiền mặt

 

  • Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn – Khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn mà không phải bán vật tư hàng hóa. Hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1

 

4.4. Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động

Hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tư vào cả tài sản ngắn (hàng tồn kho, phải thu) và tài sản dài (tài sản cố định, đất đai, trang thiết bị…). Các tỷ lệ về năng lực hoạt động mô tả mối quan hệ giữa quy mô hoạt động (doanh thu) và tài sản cần thiết để duy trì hoạt động bền vững.

Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động: Đo lường mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp. tài sản đầu tư của doanh nghiệp có hiệu suất tốt không, vốn của doanh nghiệp có bị chiếm dụng.

Lưu ý: Các yếu tố sử dụng tính chỉ số: Doanh thu, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn….

  • Vòng quay vốn.
  • Vòng quay vốn lưu động.
  • Vòng quay hàng tồn kho.
  • Vòng quay các khoản phải thu.
  • Hiệu suất sử dụng TSCĐ
  • …..

 

1) Chỉ số vòng quay nguồn vốn

  • Ý nghĩa: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và số vốn sử dụng, vòng quay càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao

 

2)  Chỉ số vòng quay vốn lưu động

  • Ý nghĩa: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu thuần và số vốn ngắn, vòng quay càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao.

 

3) Vòng quay hàng tồn kho

  • Ý nghĩa: Thể hiện số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ, vòng quay càng lớn hiệu quả kinh doanh càng cao.

 

4) Vòng quay các khoản phải thu

 

  • Ý nghĩa: Thế hiện mối quan hệ giữa DT và các phải phải thu. Đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì doanh số bán hàng, vòng quay càng cao hiệu quả quản lý phải thu càng tốt.

 

5) Hiệu suất sử dụng tài sản cố đinh

  • Ý nghĩa: Thế hiện mối quan hệ giữa DT và tài sản cố định. Cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào SXKD tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thể hiện hiệu quả quản trị TSCĐ

 

4.5. Chỉ số giá thị trường

1) Thu nhập 1 CP thường - EPS

  • Ý nghĩa: 1 cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế?

 

2) Hệ số giá trên thu nhập - P/E

  • Ý nghĩa: Nhà đầu tư hay thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của một cổ phần?

 

3) Hệ số giá trên Giá trị sổ sách - P/B

 

 

  • Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp.

 

4) Hệ số chi trả cổ tức

  • Ý nghĩa: DN chi ra bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông?

 

5) Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền - D/P

 

  • Ý nghĩa: nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường, thì có thể thu về bao nhiêu cổ tức bằng tiền.

 

5. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số tài chính

* Ưu điểm:

  • Đánh giá hiệu quả và hiệu năng hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Các tỷ số về cơ cấu tài chính: phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
  • Đánh giá hiệu năng sử dụng các tài nguyên của công ty.
  • Hướng dẫn dự báo và lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh; ra quyết định đầu tư tài trợ vốn; đối phó với thị trường tài chính xác định rủi ro và lợi nhuận.

* Nhược điểm:

  • Không nhận ra những báo cáo tài chính không chính xác.
  • Yếu tố thời gian chưa được đề cập.
  • Khó kết luận tình hình tài chính tốt hay xấu.
  • Không thể hoạch định khả thi đối với những doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc rất quan trọng, trong đó việc hiểu các chỉ số tài chính giúp người phân tích trực quan được hoạt động của doanh nghiệp cần phân tích. Nếu bạn còn vấn đề chưa rõ hãy liên hệ Lớp học Chứng khoán để trao đổi cụ thể hơn.

VIDEO BÀI VIẾT CÁC BẠN XEM TẠI ĐÂY - PHẦN 1 - PHẦN 2 - PHẦN 3- PHẦN 4- PHẦN 5- PHẦN 6 - PHẦN 7

Các bài viết có thể bạn quan tâm

Tags: Báo cáo tài chính, chuẩn mực ké toán, Phân tích báo cáo tài chính;
Tin bài đã đăng
Hướng dẫn phân tích tài chính ngân hàng Thương mại
Chỉ số tài chính Ngân hàng Thương Mại
Đọc hiểu báo cáo Kết quả kinh doanh của ​Ngân hàng Thương mại
Đọc hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng Thương mại
Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Tìm hiểu về định chế tài chính và Ngân hàng thương mại
Một số sai lầm khi đọc Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Hướng dẫn Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp
Các gian lận báo cáo tài chính phổ biến
Các bước đọc nhanh Báo cáo Tài chính của Doanh nghiệp
Hướng dẫn kiểm tra Báo cáo tài chính
Hướng dẫn đọc hiểu Thuyết minh Báo cáo tài chính
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp gián tiếp
Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Hướng dẫn đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn đọc hiểu Báo có Kết quả kinh doanh
Hướng dẫn đọc hiểu Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp
Báo cáo Tài chính là gì? Tìm hiểu về Báo cáo Tài chính
Tìm hiểu quy định của pháp luật về Kế toán
Chuẩn mực kế toán Việt Nam Và những kiến thức liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Điện thoại: 0939928568
Zalo: 0939928568
Đăng ký mở tài khoản miễn phí
MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Mở tài khoản tại VPS
Mở tài khoản tại TCBS
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Khóa học chứng khoán miễn phí cho F0
LESSON 2: Biểu tượng Bò và Gấu của thị trường chứng khoán
Lệnh ATO và Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa
Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jesse Livermore
Chỉ số VNAllShare là gì? | Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VNAllShare
LESSON 1: Tẩy não - Bản chất của thị trường chứng khoán
VNSML Index? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ sô VNSML Index
VIDEOS XEM NHIỀU NHẤT
Mười-chín-kinh-nghiệm-đắt-giá-trong-đầu-tư-chứng-khoán-nhất-định-phải--biết
Kỹ năng đầu tư chứng khoán | Bí kíp đầu tư dựa trên mối quan hệ giữa các bộ chỉ số
Phân tích cơ bản chứng khoán | Bản chất của doanh thu, lợi nhuận
Phân tích cơ bản chứng khoán |Điểm cốt lõi Cổ phiếu tăng giá bền vững |
Cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại cơ hội vàng cho nhà đầu tư
Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu cơ bản
Các phương pháp phân tích cổ phiếu thường được áp dụng hiện nay
THĂM DÒ Ý KIẾN
Thông tin Hệ thống cung cấp có hữu ích không


LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang truy cập:
Số người truy cập hôm nay:
Tổng số lượt truy cập:

© Bản quyền thuộc về Admin Mai Thế Thuận
Đầu tư & Hợp tác đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, Hỗ trợ đào tạo chứng khoán cơ bản và nâng cao
Mobile: 0939928568, Zalo/skype: 0939928568
Email: thuanmaithe@gmail.com; Kênh youtube: Lớp học chứng khoán